KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự (Trang 64)

Từ những vấn đề nghiên cứu trong chương 1 của luận văn, có thể rút ra được một số điểm chính sau:

1. Pháp luật Việt Nam qua quá trình hình thành, phát triển các quy định về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự, đặc biệt khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta theo đúng tinh thần cải cách tư pháp mà Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra. Đặc

biệt, trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rất rõ về nguyên tắc hai cấp xét xử.

2. Pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam đều trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận nguyên tắc hai cấp xét xử và Tòa án cấp phúc thẩm được coi là cấp xét xử thứ hai.

Tính chất của xét xử phúc thẩm là xét xử lại nội dung các vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam nhìn chung cho phép kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không hạn chế đối với tất cả các vụ án. Ngoài bị cáo, người bị hại, người đại diện, người bào chữa có quyền kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

4. Về phạm vi xét xử phúc thẩm của các nước và Việt Nam về cơ bản là cho phép Tòa án cấp phúc thẩm xem xét vụ án trong phạm vi nội dung kháng cáo, kháng nghị. Trong một số trường hợp, một số nước quy định Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm xem xét toàn bộ vụ án không phụ thuộc vào nội dung kháng cáo, kháng nghị (như Trung Hoa).

5. Quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm về cơ bản giống nhau và đều bị hạn chế bởi yêu cầu, đó là "không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo", trừ trường hợp có kháng cáo, kháng nghị theo hướng đó.

6. Pháp luật các nước đều quy định việc xét xử phúc thẩm vụ án phải được tiến hành công khai tại phiên tòa tương tự như phiên tòa sơ thẩm. Ngoài ra một số nước trong một số trường hợp cho phép áp dụng thủ tục phúc thẩm theo bút lục cho một số loại án nhất định. Riêng Việt Nam, thủ tục phúc thẩm bút lục hiện nay không cho phép áp dụng. Do đó các nhà làm luật cần nghiên cứu để có thể áp dụng thủ tục này trong quá trình giải quyết vụ án.

Chương 2

Một phần của tài liệu Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự (Trang 64)