PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGGAR

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 44)

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGGARI

1. Tăng cường tính dự báo của kế hoạch kinh doanh dựa vào tín hiệu thị trường

Một hạn chế rất lớn trong công tác kế hoạch hóa của Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari là chưa có các yếu tố dự báo. Kế hoạch là việc hoạch định các bước đi trong tương lai để tiến tới mục tiêu đã định nhưng tương lai thì không thể đoán biết chính xác. Vì vậy công tác dự báo là rất quan trọng. Dự báo càng tiệm cận với khả năng xảy ra thì hoạt động của kế hoạch càng có ý nghĩa thực tiễn. Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari cần chú ý làm tốt các công tác dự báo các lĩnh vực sau:

- Dự báo nhu cầu sản phẩm, khả năng bán hàng và mở rộng thị trường - Dự báo về nhu cầu tài chính

- Dự báo về nhu cầu nhân sự - Dự báo về khoa học – công nghệ

- Dự báo về khả năng khai thác nguyên vật liệu

Các phương pháp dự báo phải được kết hợp một cách hợp lý, các dự báo phải có căn cứ khoa học, được tính toán thực tế dựa trên các tín hiệu của thị trường. Sử dụng các tín hiệu của thị trường là cơ sở cho một kế hoạch kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường; có khả năng ứng phó với các biến đổi, giảm thiểu được các rủi ro; phù hợp với sự phát triển chung của ngành, lĩnh vực kinh doanh. Điều đó làm tăng cường tính khả thi và thực tế của kế hoạch kinh doanh, giảm tính chủ quan tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari, đồng thời kế hoạch kinh doanh sẽ là công cụ hỗ trợ ngược lại cho việc tiến hành các hoạt động, các quyết định liên quan tới thị trường.

2. Phát huy vai trò quản lý hiệu quả của kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch hóa là công cụ quản lý theo mục tiêu; là căn cứ để nhà quản lý ra quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp. Đây chính là những chức năng quan trọng của kế hoạch kinh doanh mà công ty cần phải chú ý tăng cường trong những năm tiếp theo vì cho tới nay, vai trò của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp còn rất mờ nhạt. Để phát huy vai trò của kế hoạch kinh doanh cần thực hiện các hoạt động quản lý cơ bản như:

- Quản lý tài chính: Đặc biệt chú ý về kế hoạch nguồn vốn, chủ động hơn nguồn vốn doanh nghiệp và giảm khoản nợ vay.

- Quản lý nguồn nhân lực: Cần có cơ chế tuyển mộ và sử dụng con người hợp lý, cùng với đó là các chính sách khen thưởng kịp thời và sử phạt nghiêm minh để nâng cao tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên.

- Quản lý thông tin:

+ Thông tin nội bộ: Tuyên truyền các chiến lược, kế hoạch và các nhiệm vụ cùng phương án hành động tới từng mỗi phòng ban, từng cá nhân trong công ty. Đồng thời thu thập ý kiến phản hồi cũng như những đóng góp mang tính xây dựng để hoàn thiện nội dung của các kế hoạch.

+ Thông tin bên ngoài: Tăng cường hoạt động truyền thông, quảng cáo, khai thác và xử lý thông tin thị trường, các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước để đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.

- Quản lý quá trình sản xuất – phân phối: Quản lý công đoạn thiết kế sản phẩm; tổ chức nghiên cứu, cải tiến quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố: máy móc, công cụ dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu và quản lý các hoạt động hỗ trợ bán hàng.

Các hoạt động quản lý của công ty thông qua công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp phải hướng tới mục tiêu tiết kiệm thời gian và chi phí nhằm tận dụng thời cơ, ứng phó với nền kinh tế thị trường hiện đại vì sự xuất hiện và biến đổi nhanh chóng của các cơ hội không có chỗ cho các doanh nghiệp chần chừ khi đưa ra các quyết định. Nếu như không có một kế hoạch soạn lập ra trước với một bộ các chỉ tiêu và giải pháp để quản lý các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì công ty có khả năng rơi vào tình trạng mất cân bằng.

3. Phát huy vai trò định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của kếhoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w