Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 52)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY

6.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc nghiên cứu sự biến động thị trường, lấy thị trường là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp biết được tác động của nó đến giá cả nguyên vật liệu (đầu vào sản xuất), tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về khả năng tiêu thụ cũng như những thay đổi trong thị hiếu. Từ đó, doanh nghiệp ước lượng sản lượng sản xuất cho từng loại sản phẩm.

Công tác nghiên cứu thị trường hiện nay của công ty chủ yếu được thực hiện dựa trên kinh nghiệm. Sự biến động thị trường được doanh nghiệp thu thập từ các báo cáo thống kê, thu thập thông tin từ sách báo tài liệu và trên các phương tiện thông tin. Phương pháp này tiết kiệm chi phí tuy nhiên thông tin lại không cập nhật, nhu cầu tiêu dùng không được thể hiện chính xác.

Công ty nên có một bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường với nhiệm vụ phân tích, đánh giá tác động của thị trường tới các nhân tố sản xuất. Trong đó, một nhóm chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường đầu vào, xác định giá cả nguyên vật liệu rồi báo lại với phòng kinh doanh để có những quyết định mua, nhập kho dự trữ sản xuất cho phù hợp khi giá cả nguyên vật liệu giảm hay khi giá cả nguyên vật liệu tăng, làm tăng chi phí sản xuất, phòng kinh doanh kết hợp với phòng tài chính kế toán đưa ra chính sách giá hợp lý. Đồng thời, tìm nguồn để ổn định đầu vào không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Một nhóm khác có nhiệm vụ là tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ của khách hàng cùng với sở thích của họ. Và nhóm cuối cùng làm nhiệm vụ nghiên cứu, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và định hướng của đối thủ cạnh tranh. Phòng kinh doanh sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích để có những thay đổi về sản lượng và chủng loại sản phẩm.

Đội ngũ làm công tác nghiên cứu thị trường phải thực sự có năng lực, trình độ để có những phân tích đúng đắn, những dự báo thị trường chính xác để doanh nghiệp xác định hướng đi phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Các giải pháp trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng để kế hoạch kinh doanh nhanh chóng đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng cần có thời gian chứ không thể diễn ra trong một sớm một chiều, vì vậy nó đòi hỏi phải có sự quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

KẾT LUẬN

Từ những tìm hiểu ở trên em đã thấy rõ được tầm quan trọng của kế hoạch hóa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Với những tìm hiểu hết sức tổng quát về công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp để từ đó thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp nó không những giúp cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp tạo ra được sự gắn kết giữa các bộ phận chức năng, hướng các hoạt động của doanh nghiệp vào những mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hơn nữa, nó còn giúp doanh nghiệp có được sự tham gia của người lao động, phát huy được tính sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp, làm cho bản kế hoạch được lập ra thể hiện đầy đủ ý chí nguyện vọng của mọi người, nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ có thể phát huy được hết mọi tiềm năng của mình.

Thông qua sự tìm hiểu này mà thấy rõ được những thực trạng trong Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari hiện nay, từ đó đề ra một số giải pháp để có thể tăng cường vai trò của kế hoạch kinh doanh đối với công ty nói riêng và tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung đặc biệt trước tình hình Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 52)