VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGGAR

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 38)

PHẦN CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGGARI

1. Trước cổ phần hóa

1.1. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung (1978 - 1986)

Đây là thời kỳ doanh nghiệp giữ vai trò như một đơn vị hành chính, cũng giống như các doanh nghiệp nhà nước khác, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được Nhà nước quy định một cách chặt chẽ. Doanh nghiệp không cần soạn lập kế hoạch; không phải kiểm tra, giám sát, điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch; không có quyền lựa chọn phương án kinh doanh. Tất cả đều được nhà nước “lo”, từ cấp phát nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Như vậy, xét trong quy trình kế hoạch PDCA thì doanh nghiệp chỉ phải đảm nhiệm khâu “Do” nghĩa là thực hiện.

Nội dung của bản kế hoạch hoàn toàn là những chỉ tiêu pháp lệnh, do đó mà yếu tố thị trường bị xem nhẹ. Doanh nghiệp chỉ quan tâm tới việc làm sao để hoàn

thành được các chỉ tiêu về sản xuất. Là một doanh nghiệp nhưng mục tiêu lợi nhuận lịa không được đặt ra đã làm triệt tiêu động lực phấn đấu, gây ra tâm lý ỷ lại vào Nhà nước.

Như vậy, đây là thời kỳ mà kế hoạch kinh doanh là một khoảng trống lớn trong hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do đây là lúc mà doanh nghiệp mới được thành lập, đất nước lại vừa thoát khỏi chiến tranh nên vai trò của các kế hoạch do Nhà nước soạn lập sẵn lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhờ sự chỉ đạo của Nhà nước và sự giúp đỡ của các kỹ sư nước bạn, công ty đã nhanh chóng đi vào hoạt động. Các kế hoạch thời kỳ kiến quốc đã giúp doanh nghiệp tập trung được sức người, sức của cho việc sản xuất tái thiết đất nước, xây dựng chế độ mới.

1.2. Giai đoạn trước khi Cổ phần hóa (1986 - 2007)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hóa tập trung sang nến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước lúc này chuyển sang cơ chế thông tin, chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp tự lập kế hoạch theo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, vì đã vốn quen với cơ chế cấp phát – giao nhận từ trước, cùng với đó là sự “sùng bái” thị trường, “dị ứng” với kế hoạch do sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm cho vai trò của kế hoạch đi xuống nghiêm trọng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.

Mặc dù đã bước sang giai đoạn mới nhưng do lối tư duy, làm việc cũ vẫn còn tồn tại nên công tác kế hoạch của doanh nghiệp không được cải thiện nhiều. Mọi quyết định vẫn còn ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, nội dung kế hoạch chỉ là một vài con số về doanh thu, lợi nhuận với những định hướng phát triển mờ nhạt.

Năm 2004, để phù hợp với tình hình mới, doanh nghiệp đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên. Giai đoạn này, công ty liên tục tham gia các cuộc thi như “Sao vàng đất Việt” hay các hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp và nhận được khá nhiều bằng khen, huy chương. Có được những kết quả ấy là do công ty đã có sự đổi mới đàng kể trong công tác kế hoạch hóa. Công ty đã tổ chức một phòng kế hoạch với nhiệm vụ lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh để tham gia các cuộc thi và đăng ký chất lượng. Ban lãnh đạo công ty đảm nhận việc soạn lập chiến lược phát triển và các kế hoạch dài hạn của công ty,

đồng thời phê duyệt cá kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp. Các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đã được xây dựng cho từng tháng, từng quý nhưng nội dung các kế hoạch vẫn còn khá sơ sài, thụ động theo các đơn đặt hàng, chưa mang tính thực tiễn cao.

2. Sau cổ phần hóa

Năm 2007 là một dấu mốc quan trọng đối với công ty khi tiến hành Cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu. Đây là yêu cầu tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay.

Tuy nhiên, để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biến động là không hề đơn giản. Trở thành công ty cổ phần nghĩa là doanh nghiệp phải tự “chèo lái”, tự chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình. Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các hoạt động của doanh nghiệp phải chuyên nghiệp và bài bản hơn, do đó một bản kế hoạch đầy đủ chi tiết, được lập với các căn cứ khoa học là hết sức cần thiết.

Sau một thời gian dài hoạt động, ban lãnh đạo công ty đã dần ý thức được tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp mình. Công tác kế hoạch hóa của công ty đã có thêm nhiều đổi mới tích cực. Quy trình kế hoạch đã thiết lập một cách hợp lý và khoa học hơn với các nội dung đầy đủ hơn, nhờ đó mà vai trò của kế hoạch đã được thể hiện khá rõ nét.

Trước hết, kế hoạch kinh doanh là công cụ giúp doanh nghiệp rà soát lại bộ máy tổ chức, phân công, phân cấp hoạt động một cách hợp lý hơn. Theo đó, các phòng ban của công ty được tổ chức lại cả về cơ cấu, chức năng và nhân sự. Nhờ vậy mà bộ máy công ty trở nên gọn nhẹ, hoạt động trơn tru và có hiệu quả hơn, tránh được tình trạng chồng chéo.

Bên cạnh đó, nhờ có kế hoạch, doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình các bước đi cụ thể cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực hợp lý hơn, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Căn cứ vào kế hoạch, doanh nghiệp đã tiến hành tính toán trước nhu cầu về tài chính, nhân lực và vật lực cho việc thực hiện các mục tiêu. Từ đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng. Có được điều này là do công ty đã không ngừng đổi mới công tác kế hoạch, với chiến lược phát triển rõ ràng, các kế hoạch chi tiết, khoa học hơn đã thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, làm gia tăng nguồn vốn, đáp ứng tố hơn nhu cầu tài chính cho hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty đếu tăng qua các năm, đời sống của cán bộ công nhân viên cũng được cải thiện nhiều.

Có thể nhận thấy rằng, cùng với việc chuyển đổi hình thức sở hữu thì sự đổi mới của công tác kế hoạch đã đem lại những tác động tích cực nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó càng khẳng định thêm sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và các Công ty cổ phần nói riêng.

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w