VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐỐI VỚI MỘT DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 27)

NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA

1. Kế hoạch kinh doanh góp phần tái cấu trúc doanh nghiệp sau Cổ phần hóa

Tái cấu trúc doanh nghiệp là việc thiết lập trạng thái cân bằng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm duy trì sự ổn định; tạo cơ sở cho doanh nghiệp phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh thay đổi hoặc đổi mới một số mặt, một số lĩnh vực của nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau Cổ phần hóa đều hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng vẫn có một số ít các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả là do chỉ loay hoay tổ chức lại bộ máy quản lý mà không thay đổi sâu sắc và triệt để toàn bộ cơ chế quản lý và phương thức kinh doanh, dẫn đến việc Cổ phần hóa chỉ là hình thức. Thực tế, Cổ phần hóa là việc thay đổi hình thức sở hữu vì vậy, Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thất bại khi trong quá trình thực hiện, việc tái cấu trúc không thành công. Các doanh nghiệp nhà nước muốn Cổ phần hóa thành công cần phải thực hiện toàn diện và triệt để các nội dung:

- Tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: rà soát và phân công chức trách nhiệm vụ, quyền hành của các bộ phận, các cấp quản lý.

- Tái cơ cấu hệ thống quản trị: ban hành các cơ chế, chính sách nhằm rà soát và thay đổi quy trình công việc, quy chế, quy định một cách hợp lý.

- Tái cơ cấu hệ thống mục tiêu: lựa chọn và xây dựng mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa.

- Tái cơ cấu nguồn lực: bao gồm nhân lực và vật lực; cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới.

Như vậy, khi có Cổ phần hóa tất yếu phải có tái cấu trúc, mà kế hoạch kinh doanh là một bộ phận của tái cấu trúc doanh nghiệp. Điều đó cho thấy vai trò của kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu thành công ty cổ phần nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

2. Kế hoạch kinh doanh cho phép doanh nghiệp thích ứng nhanh chóngvới sự biến đổi của thị trường với sự biến đổi của thị trường

Ở nước ta, các doanh nghiệp tiến hành Cổ phần hóa chủ yếu đã được tổ chức và hoạt động theo yêu cầu và kế hoạch của Nhà Nước. Trong mô hình đó, doanh

nghiệp chỉ có việc thực hiện đầy đủ các mục tiêu đã được trên giao xuống. Khi chuyển sang cơ chế thị trường tất yếu trong doanh nghiệp sẽ tồn tại những mâu thuẫn giữa sự thay đổi nhanh chóng của thị trường với những biến đổi chậm của cơ chế làm việc cũ vốn đã tồn tại rất lâu trong doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn này thông qua đổi mới tư duy và phương pháp kế hoạch hóa doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình mới. Kế hoạch kinh doanh mới này phải là kế hoạch kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, là kế hoạch kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Với vai trò của mình trong kinh tế thị trường, kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với thị trường bằng việc nhận biết các cơ hội và thách thức.

Nếu coi thị trường là “sân chơi” mới của các doanh nghiệp nhà nước sau Cổ phần hóa thì vai trò của kế hoạch kinh doanh với tư cách là công cụ quản lý hoạt động doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi khi tham gia vào kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sẽ bị chi phối bởi rất nhiều quy luật với sự tác động đa chiều, phong phú và phức tạp. Nếu các doanh nghiệp không hiểu “luật chơi” thì tất yếu sẽ phải mò mẫm và không hiệu quả. Muốn hoạt động của mình có hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần có một kế hoạch hành động phù hợp: cái gì nên làm trước, cái gì nên làm sau và làm như thế nào

3. Tạo điều kiện quản lý có hiệu quả các nguồn lực

Thực tế cho thấy hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước sau Cổ phần hóa không được cải thiện nhiều do ít có thay đổi về cơ cấu và cơ chế quản lý, năng lực điều hành. Vẫn có tới 10% doanh nghiệp nhà nước Việt Nam sau Cổ phần hóa tiếp tục làm ăn thua lỗ. Trong các lý thuyết quản lý, quản trị, kế hoạch kinh doanh được coi là công cụ để doanh nghiệp từng bước vươn tới thành công. Vì vậy, để doanh nghiệp nhà nước có thể đứng vững trên thị trường và hoạt động có hiệu quả sau khi tiến hành cổ phần hóa, cần thiết phải có một kế hoạch kinh doanh phù hợp với thị trường. Vai trò của kế hoạch kinh doanh được thể hiện trong hoạt động quản lý các nguồn lực như: quản lý thông tin, quản lý tài chính... Doanh nghiệp sẽ tính toán trước các khoản chi phí, nguồn vốn phải có, từ đó có chính sách huy động vốn, chính sách về sản phẩm, giá cả, thị trường hợp lý… Qua kế hoạch kinh doanh, ban lãnh đạo của các công ty cổ phần có thể rà soát lại tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, tìm ra cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp để có các kế hoạch hợp lý. Đồng thời phát hiện, tiến hành cắt giảm

các hoạt động, các bộ phận không cần thiết hoặc phối hợp các nội dung có thể trong tiến trình thực hiện các mục tiêu để giảm thiểu thời gian và chi phí, tăng hiệu quả quản lý các nguồn lực.

Bên cạnh đó, khi đi vào triển khai các kế hoạch, nếu có những biến động xảy ra thì qua việc kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch dựa trên các kế hoạch đã được lập sẵn là cơ sở cho phép doanh nghiệp vững vàng hơn trong môi trường kinh doanh, làm chủ được tình thế, tránh lệch hướng chiến lược, rơi vào trạng thái mất cân bằng, và ứng phó kịp thời với thị trường.

4. Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư mở rộng quy mô

Cùng với việc có được doanh thu và lợi nhuận cao thì mở rộng quy mô luôn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích lũy được một khối lượng vố nhất định. Để có thể thu hút được các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và cho vay, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược phát triển rõ ràng, một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Soạn lập kế hoạch kinh doanh để thu hút vốn đầu tư rất quan trọng nhưng để thực hiện tốt kế hoạch ấy và mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư thì còn cần tới các hoạt động khác của công tác kế hoạch hóa. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi có được các mục tiêu cụ thể, sử dụng các nguồn lực thế nào cho hợp lý và trong khoảng thời gian xác định là bao lâu được thể hiện trong các kế hoạc đã lập sẵn.

CHƯƠNG II

ĐÁNG GIÁ VAI TRÒ HIỆN NAY CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO

MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGGARI

Một phần của tài liệu Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hunggari sau cổ phần hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w