Dự đoán về tình hình bất động sản trong tƣơng lai và nhu cầu của tiêu

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại ngân hàng maritime bank – chi nhánh hà nội (Trang 67 - 69)

dùng về cho vay mua nhà

Năm 2012 dần khép lại bằng bức tranh ảm đảm của thị trường BĐS đóng băng, hầu hết các phân khúc như căn hộ chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, đất nền đều giảm giá, sức mua và lượng giao dịch, tồn kho lớn, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Thị trường BĐS năm 2013 vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hàng loạt các nghị định của chính phủ đưa ra vào cuối năm 2012 nhàm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của thị trường giải quyết nợ xấu. Các NH đang vào cuộc hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn cho người có thu nhập thấp mua nhà là một tín hiệu đáng mừng và được mong đợi như một giải pháp hâm nóng thị trường BĐS năm 2013. Tuy nhiên các chính sách này chưa tức thời phát huy tác dụng.

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, thì thị trường BĐS đang dần hồi phục và ổn định trở lại. Trong năm 2013, các địa phương và các chủ đầu tư đều đã nhận thức được việc đầu tư tự phát, theo phong trào, không tuân thủ quy hoạch, không có kế hoạch dẫn đến thị trường BĐS phát triển không lành mạnh, không ổn định, không cân đối được cung cầu. Từ đó đã có những thay đổi tích cực trong việc tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Đồng thời điều chỉnh, chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại, nhà ở cao cấp sang nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp nhằm vào nhu cầu của số đông người dân. Từ đó hàng loạt dự án nhà ở thương mại chuyển đổi thành nhà ở xã hội được thực hiện đã kéo theo cuộc cạnh tranh mới về giá nhà ở theo hướ

ở sẽ giảm đáng kể so với thời kỳ

sốt nóng cách đây hơn 3 năm, hầu hết các dự án giảm giá 20% - 30%, một số dự án giảm đến 50% so với lúc mở bán năm 2011. Thị trường BĐS năm 2013 sẽ có giao dịch trở lạ

ở phân khúc căn hộ bình dân. Mặt khác nhu cầu nhà ở của người dân

đô thị là rất lớn. Từ nay đến năm 2015, trong khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5

/người) và

1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ. Tương tự như vậy, nhu cầu về nhà ở cho người có 51

thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn, trong đó nhu cầu nhà ở của người dân Hà Nội cần khoảng 111.200 căn. Mặt khác, trong năm 2013 Theo quy định của Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nhà

nước sẽ mở gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng với mục tiêu chủ yếu nhằm bảo đảm an sinh xã hội, tăng khả năng thanh toán cho nhóm người có thu nhập thấp, gặp khó khăn về chỗ ở - là những người có nhu cầu thực sự về nhà ở, đồng thời góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội, kể cả trường hợp chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện việc chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Gói tín dụng này một phần hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu mua, thuê nhà ở thương mại có quy mô diện tích vừa và nhỏ, giá rẻ (diện tích dưới 70

sàn, giá bán dưới 15 triệu đồng/ ), do đó sẽ có

tác dụng lan tỏa để góp phần giảm tồn kho sản phẩm BĐS, vật liệu xây dựng, tạo sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng sẽ đón nhận nguồn vốn từ các ngân hàng có lãi suất cho vay tiếp tục hạ. Báo cáo của 69 tổ chức tín dụng cho thấy, có 71% các khoản vay cũ được hưởng mức lãi suất 15%/năm và các khoản vay mới có mức lãi suất 10 – 15%/năm. Ngoài ra, nguồn vốn từ các quỹ nhà ở kích thích nguồn cầu, quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản. Đó chính là những tín hiệu tốt cho thị trường, đặc biệt là hoạt động cho vay mua nhà của các NHTM sẽ có điều kiện để mở

rộng và phát triển.

Triển vọng của thị trường nhà đất tạo nhiều cơ hội mới cho hoạt động cho vay mua nhà của các NHTM đặc biệt trong tình hình hiện nay khi các NH muốn nhanh chóng giải ngân nguồn vốn huy động mà vẫn đảm bảo rủi ro ở mức tối thiểu.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng cho vay mua nhà tại ngân hàng maritime bank – chi nhánh hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w