Khảo sát khả năng tái sinh cây hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo dòng biến dị IN VITRO ở cây lan Hài Hồng (PAPHIOPEDILUM CALLOSUM) bằng phương pháp chiếu xạ. (Trang 68 - 70)

Nhiều nghiên cứu về nhân nhanh lan Hài bằng phương pháp nuôi cấy mô trước đây cho thấy mặc dù giai đoạn tái sinh cây hoàn chỉnh thông thường là giai đoạn đơn giản nhất trong quy trình, nhưng đối với lan Hài thì giai đoạn này không dễ dàng như các giống lan khác [38]. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát sự ra cây hoàn chỉnh của cây lan Hài trên môi trường cơ bản là ½ khoáng MS, vitamin MS có bổ sung các chất khác như nước dừa, NaH2PO4, oligochitosan và NAA. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6 Khả năng tái sinh hoàn chỉnh của cây lan Hài

STT Môi trường Chiều cao

cây, cm

Chiều dài rễ, cm

1 ½ khoáng MS +Vitamin MS 2,5+0,2 2,3+0,2

2 ½ khoáng MS + Vitamin MS + nước dừa 20%

2,6+0,1 2,7+0,2

3 ½ khoáng MS + Vitamin MS + nước dừa 20% + NaH2PO4

3,6+0,2 2,9+0,1

4 ½ khoáng MS + Vitamin MS + nước dừa 20% + NaH2PO4 +0,1ng/l NAA

3,3+0,1 3,2+0,1

5 ½ khoáng MS + Vitamin MS + nước dừa 20% + NaH2PO4 +0,1ng/l NAA +

Oligochitosan

4,0+0,1 3,4+0,1

Từ kết quả nhận được ở bảng 3.6 cho thấy môi trường có bổ sung thêm các chất như nước dừa, NaH2PO4, oligochitosan và NAA thì kết quả thu được tốt hơn

môi trường không bổ sung các chất này. Môi trường phù hợp nhất cho sự tái sinh hoàn chỉnh của cả hai loài lan Hài là môi trường có đầy đủ các thành phần nêu trên gồm ½ khoáng MS, vitamin MS, nước dừa, NaH2PO4, oligochitosan và NAA.

3.2 CHIẾU XẠ TẠO CÁC DÒNG BIẾN DỊ LAN HÀI TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

Các nghiên cứu về gây tạo đột biến trên thực vật cho thấy độ mẫn cảm phóng xạ của thực vật thay đổi tùy loài, ngoài ra giai đoạn phát triển của cây và cơ quan chịu tác động, liều chiếu cũng là những yếu tố quan trọng. Các cơ quan sinh dưỡng ở thực vật mẫn cảm hơn hạt khô hay hạt đang ngủ nghỉ [6],[12]. Tế bào thực vật có khả năng phân hóa thành cơ thể mới nên những đột biến gây tạo trong nuôi cấy in vitro có thểđược nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng.

3.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma và chùm ion lên mẫu lan Hài in vitro.

Quan niệm trước đây cho rằng liều lượng bức xạ càng cao (tỉ lệ sống sót khoảng 10%) thì việc thu nhận đột biến càng có hiệu quả. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cho thấy ở liều xạ cao tuy thu được nhiều đột biến nhưng tỉ lệđột biến có lợi thì không tăng, số cá thể chết nhiều [12]. Do đó khuynh hướng hiện nay người ta sử dụng liều phóng xạ thấp hoặc trung bình, phổ biến ở mức tỉ lệ sống sót từ 30% - 50%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo dòng biến dị IN VITRO ở cây lan Hài Hồng (PAPHIOPEDILUM CALLOSUM) bằng phương pháp chiếu xạ. (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)