2. Kinh tế Nhật Bản
2.3.4.2. Phân tích nguyên nhân Nhật Bản mua trái phiếu Trung Quốc
Việc Nhật Bản đổ tiền gom trái phiếu Chính phủ Trung Quốc cho thấy sự cẩn trọng trước diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
1. Quy mô khoản đầu tư trái phiếu trên là “phù hợp” nếu xét đến mục đích đầu tư nhằm tăng cường quan hệ kinh tế song phương, Trung Quốc và Nhật Bản thu mua trái phiếu Chính phủ của nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ song phương. Thời gian qua, Trung Quốc cũng đã mua vào rất nhiều trái phiếu Chính phủ của Nhật Bản.
2. Việc hai nền kinh tế số 2 và số 3 thế giới tăng mua nợ của nhau để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối cho thấy Nhật Bản và Trung Quốc đang cẩn trọng trước diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Nhật Bản,Trung Quốc là hai chủ nợ hàng đầu của kinh tế Mỹ.
3. Nhật Bản tuyên bố mua trái phiếu Trung Quốc là nhằm chứng tỏ thiện chí tăng cường hợp tác kinh tế và tài chính giữa hai quốc gia, vốn là những đối tác thương mại quan trọng.
4. Nhật Bản muốn cho thấy là họ ủng hộ sự tăng trưởng của Trung Quốc. Ngược lại, nếu Trung Quốc đạt được sự ủng hộ này thì coi như Bắc Kinh đã có được một phiếu tín nhiệm cho nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của họ.
5. Nhật Bản mua trái phiếu Chính phủ Trung Quốc mang ý nghĩa biểu tượng lớn vì Trung Quốc đang tìm cách khuyến khích quốc tế sử dụng đồng nhân dân tệ nhưng Nhật Bản sẽ không vội đổ nhiều tiền ra để mua trái phiếu Chính phủ Trung Quốc như mức đã mua trái phiếu Chính phủ Mỹ vì kinh tế Trung Quốc trong tương lai vẫn còn nhiều rủi ro và đồng nhân dân tệ hiện chưa giành được vị trí chủ chốt trong giỏ tiền tệ chính của thế giới.
6. Việc sử dụng trực tiếp đồng tiền của hai quốc gia cho phép các doanh nghiệp giữa hai nước giảm thiểu được chi phí và dự phòng những bất ổn do sự dao động của USD.
Mặt khác, Nhật mua trái phiếu Trung Quốc có thể nói để giảm 1 phần nợ công của nước này do Trung Quốc là 1 trong những nước nắm dữ nguồn dữ trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới trong đó có đồng yên và cũng để giảm bớt rủi ro trong khi Nhật đang đứng trước thềm khủng hoảng, Nhật Bản đang đi trên một con đường không bền vững với một đồng yên mạnh và tình trạng giảm phát. Những hoạt động xuất khẩu chủ lực không đem lại lợi nhuận cùng thâm hụt thương mại gia tăng cho thấy Nhật Bản đã tiến tới cuối con đường, đây có thể là bước đàu tư an toàn tạm thời cho nền kinh tế “bong bóng”.