Nguyên nhân đồng Yên tăng giá

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 43 - 52)

2. Kinh tế Nhật Bản

2.3.2.2.2.Nguyên nhân đồng Yên tăng giá

Theo lý thuyết, khủng hoảng tài chính sau động đất và thảm kịch hạt nhân sẽ khiến nhà đầu tư bán đồng Yên và kéo giá Yên giảm xuống.Tuy nhiền điều ngược lại đã xảy ra.

Có 2 nguyên nhân chính: - Đầu cơ đồng yên sau 11.3:

Thảm họa 11.3 lần này với hơn 10.000 người chết cũng dấy lên kỳ vọng rằng các công ty bảo hiểm sẽ bán các tài khoản ở nước ngoài và thu đồng Yên về để chi trả thiệt hại về tài sản và thương vong cho nạn nhân. Với dự đoán như vậy, nhiều người thừa cơ mua Yên để tích trữ chờ lên giá bán ra kiếm lời. Động thái mua Yên ào ạt vô tình đẩy giá đồng Yên tăng cao.

Như vậy nguyên nhân chính vẫn là đầu cơ kiếm lời, làm cho đồng Yên tăng giá quá cao và khiến Nhật Bản càng thêm điêu đứng.

Ngày 17.3, Bộ trưởng đặc trách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, ông Kaoru Yosano, đã khẳng định, việc các công ty bảo hiểm nước này ồ ạt rút tiền từ nước ngoài về là “những tin đồn vô căn cứ”. Theo ông, các công ty bảo hiểm Nhật hoàn toàn có đủ thanh khoản, chứ không cần phải bán các phần vốn đang có bằng ngoại tệ.

- Đồng Yên an toàn hơn Euro và USD:

Điều nghịch lý là nợ công Nhật Bản đã lên tới xấp xỉ 8.000 tỷ USD, cao hơn nhiều lần so với mức vài tram triệu Euro như ở Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, ngoài ra nền kinh tế Nhật Bản trên đà suy yếu đã bị Trung Quốc soán ngôi vị số 2 thế giới, nhưng đồng Yên vẫn được xem là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư.

Cuộc khủng khoảng nợ công Eurozone và nổi lo về khả năng Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm đã khiến đồng Yên trở thành một trong những kênh đầu tư được ưa thích.Vì vậy, cứ sau mỗi lần kinh tế Âu Mỹ có song gió là đồng Yên lại lên giá.

Tác động của việc đồng Yên tăng giá:

Yên tăng giá là bất lợi lớn đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản. Trong khi đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, dẫn đến tình trạng rỗng ruột của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.

Ví dụ: tập đoàn Toyota thiệt hại 30 tỷ Yên ( khoảng 380 tỷ USD) mỗi năm khi đồng Yên tăng giá so với USD.

Ngược lại, dựa vào lợi thế đồng yên giá cao, các doanh nghiệp Nhật dễ dàng mua lại các công ty nước ngoài với giá rẻ hơn, nhằm mở rộng thị phần trên thế giới. Gần đây nhất là thương vụ:

Kirin Holdings – kinh doanh thức uống – mua lại toàn bộ phần vốn của Trade Ocean Holdings, công ty mẹ của CTCP Thực Phẩm Quốc Tế (IFS), và hiện nắm giữ 57% cổ phần của IFS.

Unicharm của Nhật mua lại toàn bộ cổ phần của Diana Việt Nam.

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 43 - 52)