Thời kì Tokugawa (1603 – 1868)

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 28 - 52)

2. Kinh tế Nhật Bản

2.1.1.1.Thời kì Tokugawa (1603 – 1868)

Nhờ sự ổn định chính trị, kinh tế Nhật Bản thời kì Tokugawa phát triển nhanh, tạo ra nhiều tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế ở các thời kỳ sau này.

Nền kinh tế thời kỳ Tokugawa mặc dù là nền kinh tế nông nghiệp, song đã là một nền kinh tế hàng hóa phát triển tương đối rộng khắp. Thay vì một nền nông nghiệp để sống thuần túy, việc sản xuất cho thị trường đã dần dần trở thành tiêu chuẩn cho dân chúng làm nông nghiệp. Một phần khá đông dân số đã tham gia vào thương mại ở các mức độ khác nhau, nhất là ở vùng đô thị. Để có nguồn tài chính phục vụ cho nhu cầu chi tiêu xa xỉ, nhiều daimyo đã khuyến khích dân chúng sản xuất thủ công và khai hoang. Họ cũng đi vay của các thương nhân giàu có. Các thương nhân không chỉ buôn bán, mà còn tiến hành các dịch vụ tài chính như tín dụng và các hoạt động đầu tư vào sản xuất. Sự tích lũy tư bản tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ này. Hoạt động tiền tệ, tín dụng phát triển mạnh. Nhiều công cụ tín dụng được sử dụng phổ biến thay cho tiền mặt. Những hình thức sơ khai

của ngân hàng đã ra đời. Do nhu cầu chế tạo vũ khí quân sự, nền công nghiệp nhỏ ở các lãnh địa cũng phát triển theo.

2.1.1.2. Thời kì công nghiệp hóa ( 1868 – 1945 ) 2.1.1.2.1. Thời kỳ 1870-1890.

Năm 1868, sau chiến tranh Boshin, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Minh Trị Duy Tân, mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước.Chính phủ mới coi công nghiệp là một trong những trụ cột của một quốc gia hiện đại, và vì vậy đã đề ra nhiều chính sách phát triển nền công nghiệp.

Sau một loạt cải cách cho phép được tự do lựa chọn nghề nghiệp và nắm được cơ sở thuế vững chắc dựa trên thuế ruộng đất, chính phủ đã bắt tay vào công nghiệp hóa thông qua "Chính sách xúc tiến công nghiệp". Cụ thể, chính phủ tiến hành xây dựng hệ thống ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay thế cho hệ thống tiền tệ phức tạp thời Tokugawa, phát triển các ngành khai mỏ và công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường bộ,...), thúc đẩy công nghiệp nhẹ.

Xúc tiến xây dựng hệ thống ngân hàng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng ngay từ đầu đã cho phép Nhật Bản rút ngắn thời gian, nhanh chóng hiện đại hóa, đi vào công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hàng sơ cấp.

Để bảo vệ nền công nghiệp non trẻ trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, chính phủ khuyến khích thành lập các thương hội theo ngành nghề và địa phương để có điều kiện hướng dẫn kỹ thuật và giới thiệu chuyên gia cho các xí nghiệp. Đối với khu vực công nghiệp hiện đại, chính phủ trợ cho họ bằng cách cho vay dài hạn với lãi suất thấp.

Năm 1898, Nhật Bản đã đóng được tàu thủy trọng tải trên 6 ngàn tấn.

2.1.1.2.2. Thời kỳ 1900-1919.

Năm 1900, Nhật Bản hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng dệt và bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này.Sau đó, các hàng công nghiệp nhẹ khác cũng gia nhập danh sách hàng xuất khẩu. Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu hàng sơ cấp trong khi vẫn làm sâu thêm thay thế nhập khẩu hàng sơ cấp.

Ngay sau khi giành lại được độc lập hạn chế đối vấn đề thuế quan vào năm 1902 và độc lập đầy đủ vào năm 1911, chính phủ đã trực tiếp bảo hộ các ngành công nghiệp của mình bằng nâng mức thuế nhập khẩu lên.

2.1.1.2.3.Thời kỳ 1920-1937

Đầu thập niên 1920, công cuộc công nghiệp hóa của Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng thứ cấp. Chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh mẽ. Cơ

cấu công nghiệp thời kỳ này được xem là "nhân tạo" do có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ.

Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, tiếp tục trợ cấp và giới thiệu những công nghệ tiên tiến của thế giới cho các ngành công nghiệp nặng và hóa chất.Nhờ những chính sách này, mức độ tập trng sản xuất đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt thấy rõ qua sự phát triển của các zaibatsu. Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, công nghiệp nặng của Nhật Bản đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% vào sản lượng công nghiệp của đất nước.

Nhật Bản đã phát triển được các công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ trong các lĩnh vực đóng tàu, chế tạo máy bay.

2.1.2. Từ năm 1945 đến nay.

2.1.2.1. Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh.

Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên tới hai chữ số.Chính trong thời kỳ này, kinh tế Nhật Bản đã đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến của thế giới. Nếu vào năm 1950, GNP của Nhật còn nhỏ hơn của bất cứ nước phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với của Mỹ, thì đến năm 1960 nó đã vượt quaCanada, giữa thập niên 1960 vượt qua Anh và Pháp, năm 1968 vượt Tây Đức. Năm 1973, GNP của Nhật Bản bằng một phần ba của Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới.

Những nhân tố tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật Bản trong thời kỳ này gồm: cách mạng công nghệ, lao động rẻ lại có kỹ năng, khai thác được lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, tỷ lệ để dành cao, đầu tư tư nhân cao, đồng yên Nhậtđược cố định vào dollar Mỹ với tỷ giá 360JPY/USD có lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, giá dầu lửa hãy còn rẻ, nguồn tài chính cho đầu tư ổn định nhờ chính sách của chính phủ giữ cho các ngân hàng khỏi bị phá sản, chính sách kinh tế vĩ mô (chủ yếu là chính sách tài chính) và chính sách công nghiệp được sử dụng tích cực, nhu cầu lớn từ Mỹ đối với hàng quân dụng do chiến tranh Việt Nam tạo ra.

Trong kỷ nguyên tăng trưởng nhanh, Nhật Bản tiếp tục hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu tư liệu sản xuất trong khi vẫn đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng lâu bền và chuyển sang xuất khẩu máy móc như ô tô, thiết bị điện tử cao cấp như máy tính. Năm 1970, 72,4% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản là nhờ các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất. Tự tin vào năng lực cạnh tranh của mình, từ năm 1960, Nhật Bản bắt đầu tự do hóa thương mại. Năm 1963, Nhật Bản trở thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.Năm 1964, Nhật Bản

trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, câu lạc bộ của những quốc gia tiên tiến.

Năm 1971, cú sốc Nixon làm đồng yên tăng giá làm giảm thặng dư cán cân thanh toán của Nhật Bản. Năm 1973, chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 bùng nổ là một trong những nguyên nhân dẫn tới cú sốc dầu lửa. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm trong năm 1974. Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chấm dứt.

2.1.2.2. Thời kì chuyển đổi.

Thời kỳ này có đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh. Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra vào các năm 1973-1975, 1981-1982 và 1985-1986.Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên nhân chính là các cú sốc dầu lửa.Còn cuộc khủng hoảng thứ ba có nguyên nhân từ việc đồng Yên Nhật lên giá sau Thỏa ước Plaza.

Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu lửa nhập khẩu (mà giá dầu lại tăng vọt) và nhu cầu nước ngoài (mà thị trường nước ngoài cũng bị khủng hoảng), nên cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình lạm sâu sắc. Mức độ khủng hoảng (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và sản lượng công nghiệp) của Nhật Bản nghiêm trọng nhất trong các nước công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép, hóa dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề.

Tác động nghiêm trọng của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải tích cực triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Trong khu vực chế tạo, giảm tỷ trọng của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các ngành có hàm lượng tri thức cao (như sản xuấtmáy tính, máy bay, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp,...), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng cao, đồ điện dân dụng, thiết bị nghe nhìn,...) và công nghiệp thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang các ngành kinh tế mới.

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài tăng vọt với hai động lực chính là tận dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế đang phát triển và chọc thủng hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các địa bàn đầu tư là các nền kinh tế phát triển

Nhờ những cải cách tích cực, Nhật Bản đã hồi phục sau khủng hoảng 1973-1975 và chị bị ảnh hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1979-1981. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triển khác.

2.1.2.3. Thời kì bong bóng kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này có những đặc điểm như đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh.

Nguyên nhân khiến bong bóng kinh tế hình thành có nhiều. Nguyên nhân đầu tiên là việc Yên lên giá sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản và đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này. Ngân hàng Nhật Bản đã phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất) để đối phó với điều đó, nên tính thanh khoản cao quá mức hình thành. Kết quả là kinh tế tăng trưởng mạnh và đầu cơ tài sản bắt đầu làm tăng giá tài sản. Mặt khác, các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tư của mình khi tỷ giáYên/Dollar thay đổi và nhất là sau sự kiện Ngày thứ Hai đen tối trên thị trường chứng khoán Mỹ. Họ giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ và tăng đầu tư vào các tài sản của Nhật Bản. Giá tài sản trong đó có giá cổ phiếu và trái phiếu công ty tăng kích thích xí nghiệp đầu tư. Lạm phát tăng tốc kích thích tiêu dùng. Bong bóng kinh tế nói chung và bong bóng giá tài sản chỉ được nhận ra sau khi chúng bắt đầu vỡ vào đầu thập niên 1990.

Đồng Yên tăng giá đã kích thích các xí nghiệp của Nhật Bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nó cùng với việc người Nhật trở nên giàu hơn đã kích thích họ mua các tài sản của nước ngoài (chẳng hạn như mua xưởng phim của Mỹ, mua các tác phẩm hội họa nổi tiếng) và đi du lịch nước ngoài.

Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác của Nhật Bản sau một thời gian dài đầu tư vào các xí nghiệp trong khu vực chế tạo thì đến thời kỳ này bắt đầu đầu tư vào các tài sản tài chính. Họ cũng tích cực cho vay đối với các dự án phát triển bất động sản. Họ còn sẵn sàng chấp nhận các tài sản tài chính và bất động sản làm thế chấp khi cho các xí nghiệp và cá nhân vay. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các tổ chức tín dụng của Nhật Bản sau này mắc phải tình trạng nợ khó đòi khi bong bóng kinh tế và bong bóng giá tài sản vỡ.

Năm 1989, Nhật Bản nâng thuế suất thuế tiêu dùng. Cùng năm Iraq xâm lược Kuwait dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh khiến giá dầu lửa tăng vọt. Tháng 10 năm 1990, Ngân hàng Nhật Bản thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bong bóng kinh tế vỡ vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ vào năm 1992.

2.1.2.4. Trì trệ kinh tế kéo dài.

Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991- 2000 chỉ là 0,5% - thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước.

Có sự tranh luận về nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản trì trệ liên tục hơn 10 năm. Một số tranh luận cho rằng nguyên nhân nằm ở phía cung của nền kinh tế, cụ thể là do tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản giảm sút. Những người theo trường phái trọng cung cho rằng: tất cả các yếu tố đầu vào là năng suất tổng nhân tố, tư bản, số lao động có việc làm, và thời gian lao động đều đồng loạt giảm là những nhân tố trực tiếp làm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản giảm đi. Các chủ thể kinh tế không nhận thức kịp thời sự giảm sút

của tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng, nên đã có xu hướng đầu tư thiết bị và thuê mướn lao động quá nhiều, gây ra hiện tượng dư cung.

Những người theo trường phái trọng cầu (chủ nghĩa Keynes) cho rằng, nguyên nhân của trì trệ kinh tế ở Nhật Bản là do có khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu khiến cho mức tăng trưởng thực tế thấp hơn mức tăng trưởng tiềm năng. Trì trệ kéo dài là vì nền kinh tế liên tục nằm trong các pha suy thoái của những chu kỳ kinh tế (pha suy thoái có xu hướng dài hơn trong khi pha phục hồi có xu hướng ngắn đi). Chính những chính sách tài chính và tiền tệ kích cầu của Nhật Bản được tiến hành không đủ mức và không kịp thời đã khiến cho nền kinh tế Nhật Bản không thoát ra hẳn khỏi suy thoái do bong bóng kinh tế tan vỡ, và tiếp theo là rơi vào một vòng xoáy ác tính mà hậu quả tai hại là mắc vào cái bẫy thanh khoản và giảm phát.

2.2. Điểm yếu và điểm mạnh ảnh hưởng đến xuất-nhập khẩu Nhật Bản.2.2.1. Điểm yếu và điểm mạnh. 2.2.1. Điểm yếu và điểm mạnh.

2.2.1.1. Điểm yếu.

- Xã hội Nhật bản đang bị già đi. Nhữngnăm gàn đây sự gia tăng dân số ở Nhật chậm lại. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em thấp làm giảm nhu cầu về các gia đình lớn. Những yếu tố xã hội như điều kiện sinh hoạt tù túng và chi phí nhà ở cao cũng khiến các cặp vợ chồng có ít con hơn. Độ tuổi trung bình cũng tăng theo - theo ước tính đến năm 2025 độ tuổi trung bình sẽ là 45 cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Sự già đi của xã hội Nhật sẽ dẫn đễn những tác động nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Độ tuổi về hưu có thể tăng lên và có thể thiếu lực lượng lao động trong tương lai.

- Các vấn đề tài chính của Nhật. Nhật đang rơi vào cuộc khủng hoảng thừa tài chính vì vậy Nhật đang tích cực đàu tư và viện trợ ra nước ngoài để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Hiện tượng khan hiếm tài nguyên hiện nay trên thế giới, đặc biệt là dầu, than và các nguồn năng lượng khác đang đặt ra một thách thức lớn cho Nhật khi phải duy trì nền kinh tế ma hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài về tài nguyên.

- Các doanh nghiệp Nhật vẫn duy trì các giá trị truyền thống trong quản lý. - Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại.

- Thất nghiệp đang gia tăng ở Nhật. tình trạnh thất nghiệp gia tăng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng:

+ Số vụ tự tử tăng lên lên rõ rệt.

+ Tổng chi phí phúc lợi xã đã tăng từ 47.220 tỷ Yên vào năm 1990 lên tới 81.400 tỷ Yên vào năm 2001.

+ Các vụ phạm pháp cũng tăng nhanh từ 1.637.000 vụ năm 1990 lên 2.790.000 vụ năm 2003.

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 28 - 52)