Xu hướng xuất – nhập khẩu thay đổi do thảm họa kép

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 39 - 40)

2. Kinh tế Nhật Bản

2.2.2.3. Xu hướng xuất – nhập khẩu thay đổi do thảm họa kép

Tuy nhiên, do hậu quả của trận động đất và sóng thần vừa qua, thặng dư thương mại của Nhật Bản giảm mạnh. Ngày 20/4, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3/2011 giảm khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm 2010. Thặng dư thương mại của Nhật Bản đã bị sụt giảm đến 78,9% so với năm 2010 . Lần đầu tiên kể từ 16 tháng, xuất khẩu của Nhật đã bị giảm, còn nhập khẩu lại tăng đến 11,9%.

Doanh số nhập khẩu tăng lên là do các công ty phải mua vào nhiều hơn, đặc biệt là sản phẩm ngành luyện kim và dệt may, trong khi giá dầu tăng đến 15% vì các biến động ở các nước A-rập. Nhật Bản cũng phải nhập than đá nhiều hơn cho nhiệt điện để bù đắp cho công suất của nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã bị ngưng hoạt động sau tai nạn, mà giá than đá lại tăng gần 40%. Lượng rau quả nhập khẩu cũng tăng lên, do vùng cung ứng gần Fukushima bị nhiễm xạ.

Ngược lại, doanh thu các ngành xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản như xe hơi và hàng điện tử lại bị sút giảm nặng nề, do nhiều dây chuyền sản xuất phải ngưng hoạt động. Thảm họa kép đã phá hủy hoặc gây hư hại hàng loạt nhà máy sản xuất ở khắp vùng Đông Bắc Nhật Bản và làm sụt giảm lượng điện cung cấp trên cả nước, khiến hoạt động sản xuất và các dây chuyền cung ứng bị đình đốn.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng, mặc dù thảm họa động đất và sóng thần sẽ ảnh hưởng đến thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cần nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, nhất là nông sản, hàng hóa thiết yếu để phục vụ cho việc khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống và tái thiết đất nước.

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w