Mối quan hệ tay ba Mỹ Tây Âu – Nhật

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 40 - 42)

2. Kinh tế Nhật Bản

2.3.1. Mối quan hệ tay ba Mỹ Tây Âu – Nhật

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa các nước Nam _Bắc được điều chỉnh và có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Trong khi đó, tam giác kinh tế tay ba giũa Mỹ _Tây Âu_Nhật Bản vốn là đồng minh thân thiết của nhau trước đây, nay trở nên mâu thuẫn gay gắt. Đặc biệt là trong mậu dịch, trong các sản phẩm kĩ thuật caovà trong tài chính tiền tệ. Thí dụ, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của WTO tổ chức tại Singapore tháng 12 năm 1996, Mỹ muốn giải phóng công nghệ thông tin vào năm 2000, qua đó tất cả sản phẩm tin học và điện tử sẽ được giảm thuế, song EU chỉ muốn cởi trói thị trường dịch vụ viễn thông. Hoặc EU cũng đã tranh chấp kịch kiệt với Mỹ xung quanh điều luật Hem_xơ_bơ_tơn về đầu tư ở Cu Ba. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật vốn đã gay gắt trong thị trường xe hơi và phụ tùng xe hơi, nay lại nổi lên trong tranh chấp giữa hai hãng phim Kodak và Fuji.Hoặc Mỹ ép buộc Nhật phải mở cửa thị trường gạo cũng làvấn đề nan giải trong quan hệ mậu dịch giữa 2 nước bấy lâu.

Tình trạng xuất siêu của Nhật làm cho mỹ và các nước khác phải gánh chịucũng là những mâu thuẫn gay gắt ở các nước này. Chinh vì thế mà ngay từ Hội nghị cấp cao các nước 67 + 1 váo tháng 6 năm 1997 ở Denver (Mỹ), nhiều nước ,đặc biệt là Mỹ yêu cầu Nhật bản phải có chính sách vận hành nền kinh tế, khuyến khích tiêu dùng trong nước để giảm bớt độ

xuất siêu của mình. Cụ thể, Mỹ đòi hỏi Nhật Bản phải mở cửa thị trường hơn nưã đối với các sản phẩm như vô tuyến viễn thông, máy móc y khoa, dược phẩm, xây dựng nhà của, lĩnh vực tài chính… để cho người dân Nhật Bản được quyền lựa chọn sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao với giá thành hạ hơn của Mỹ.

Với chính sách tăng thuế từ 8% đến 30% đánh lên 10 sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ đầu năm 2002 đã làm EU và Nhật Bản phản ứng gay gắt.Các nước này tuyên bố sẵn sàng trả đũa Mỹ bằng cách tăng thuế đối với mặt hàng của Mỹ nhập khẩu vào thị trường cùa họ, đồng thời hạ thấp mức thuế đối với mặt hàng mà họ xuất khẩu vào Mỹ. Hoặc với chính sách tài trợ xuất khẩu của Mỹ ,kể từ tháng 3 năm 2004, EU đánh thuế trừng phạt 5% lên các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ ,sau đó mức thuế tăng lên đến 12% và cứ mỗi tháng lại tăng thêm 1% cho đến khi Mỹ bỏ tài chợ xuất khẩu mới thôi. Gần đây,(cuối năm 2004),EU và Nhật Bản cũng đã thắng khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng Mỹ đã sử dụng luật chống phá giá một cách bất hợp pháp để tài trợ cho các công ty Mỹ. Lệnh trừng phạt này có thể khiến Mỹ bị thêt hại ban đầu khoảng 150 triệu USD. Trong khi đó, về phía mình, Mỹ cũng tố cáo EU đã không công bằng trong việc tài trợ cho hãng sản xuất máy bay Airbus để cạnh tranh với Boeing của Mỹ.

Cuộc chiến giữa Mỹ_Tây Âu_Nhật Bản càng tỏ ra quyết liệt và nan giải hơn khi đổng đôla Mỹ đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua. Điều đó đã làm ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của EU (có thể sẽ giảm từ 1,8% đến 1,5% trong năm nay). Còn với Nhật,trước việc đồng đôla mất giá đã làm cho dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla Mỹ (800 tỷ USD) giảm hẳn, đó là chưa kể xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu tăng. Trước tình hình đó, EU và Nhật Bản đã họp khẩn cấp yêu cầu Mỹ phải có chính sách để nâng giá đồng đôla Mỹ.Nhưng Mỹ lại cố tình lờ đi vì đồng đôla mất giá sẽ làm giảm bớt gánh nặng nợ nần của Mỹ đồng thời có cơ hội để tấn công vào nền kinh tế EU và Nhật Bản ,vốn là những đối thủ cạnh tranh mạnh (nhất là EU)hiện nay của Mỹ. Rõ ràng đồng đôla Mỹ quá yếu đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giớivà làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cường quốc kinh tế thuộc tam giác tay ba Mỹ_Tây Âu_Nhật Bản.

Một phần của tài liệu văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w