Biện pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn Rú Chá

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lũy carbon của thực vật ngập mặn ở rú chá, xã hương phong, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 86)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2.2. Biện pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn Rú Chá

a. Quản lý tài nguyên rừng ngập mặn theo các bước tiếp cận hệ sinh thái

Rừng ngập mặn Rú Chá nên được quản lý theo các bước tiếp cận hệ sinh thái; đồng thời phải chú trọng đến các hoạt động và tác động của gió, bão, thủy triều... Theo các bước tiếp cận hệ sinh thái thì quản lý rừng ngập mặn phải được xem là một phần không thể tách rời của quản lý khu vực ven biển Thuận An và lưu vực sông Hương. Vì vậy, chính quyền các cấp cần nhận thức tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở tất cả các cấp có liên quan đến hệ sinh thái và nguồn lợi rừng ngập mặn Rú Chá. Việc quản lý tổng thể hệ sinh thái rừng ngập mặn phải có các mục tiêu quản lý rõ ràng cho từng nguồn lợi cụ thể. Kế hoạch quản lý phải được xem xét và điều chỉnh định kỳ nhằm đảm bảo từng loại nguồn lợi được quản lý một cách bền vững.

Kế hoạch quản lý rừng ngập mặn cần được xây dựng trong phạm vi các kế hoạch quản lý khu vực ven biển, từ đó có thể đưa ra các hoạt động phối hợp, liên ngành nhằm thực hiện kế hoạch một cách hợp lý. Kế hoạch quản lý rừng ngập mặn cần xem xét đến các yếu tố sau:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng ngập mặn để sử dụng như một công cụ cho việc ra quyết định quản lí; xây dựng cơ chế chia sẽ, cập nhật thông tin giúp cho việc

quy hoạch ở các cấp cũng như việc truy cập dễ dàng hơn cho các bên liên quan. Ứng dụng viễn thám và GIS cho công tác quy hoạch và quản lí trong tương lai.

- Chính quyền các cấp phải đảm bảo các bộ phận chức năng chuyên môn phù hợp cũng như đầy đủ nguồn lực về tài chính, kĩ thuật và con người; chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ xã Hương Phong; khuyến khích các nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn bởi quản lí hiệu quả rừng ngập mặn Rú Chá cần dựa trên hiểu biết sâu sắc về rừng và các yếu tố liên quan.

- Lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào Rú Chá cần được xác định và khuyến khích trong phạm vi cho phép. Các hoạt động sinh kế tiềm năng bao gồm hoạt động đánh bắt thủ công quy mô nhỏ, đánh bắt tôm cá, du lịch sinh thái và trồng cây tại khu vực xung quanh.

b. Quy hoạch tổng hợp vùng rừng ngập mặn

- Xây dựng quy hoạch vùng rừng ngập mặn cần dựa trên 4 nguyên tắc: (1) Vùng đất ngập nước ven bờ bao gồm rừng ngập mặn và các sinh cảnh có liên quan không giảm đi; (2) Tài nguyên đất ngập nước không bị thoái hóa thêm; (3) Khai thác hợp lí tài nguyên đất ngập nước; (4) Cải thiện và phục hồi vùng đất ngập mặn;

- Quy hoạch diện tích đất mở rộng trồng rừng ngập mặn bên cạnh việc bảo vệ diện tích rừng đã có nhằm đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và các dịch vụ sinh thái như bảo vệ đê điều;

- Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản một cách hợp lí, giảm bớt diện tích nuôi để tạo môi trường sống cho các loài kinh tế khác ngoài tự nhiên.

c. Phối hợp quản lý và thỏa thuận giữa các bên tham gia

Có nhiều bên tham gia trong quá trình quản lý và sử dụng tài nguyên vùng RNM, do vậy để có hiệu quả và tránh những mâu thuẫn không đáng có cần thực hiện những hoạt động sau:

- Xây dựng cơ chế hợp lí, phân phối điều phối liên ngành trong việc quản lí tài nguyên vùng RNM, bãi bồi, đảm bảo được tính công bằng, hiệu quả;

- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các bên liên quan, từ các cơ sở, giữa chính quyền xã Hương Phong, các đoàn thể và người dân phù hợp với các chủ trương đổi mới của các cấp cao hơn;

- Các bộ phận chức năng của tỉnh nên xây dựng hướng dẫn về đánh giá diễn biến tài nguyên thiên nhiên, môi trường và tác động kinh tế xã hội; mô hình hóa, tư liệu hóa công tác quản lí, sử dụng đất, sử dụng tài nguyên và bảo tồn.

- Các hoạt động sinh kế thay thế cần được xem xét và có thể loại trừ và chấm dứt các hoạt động đánh bắt có hại. Chính quyền các cấp cần nhận thức được rằng các điều kiện sinh thái NTTS bền vững chỉ đạt được thông qua việc duy trì môi trường RNM. Việc nâng cao hiệu quả của các mô hình sản xuất nông- lâm- ngư kết hợp theo hướng phát triển bền vững; phổ biến kĩ thuật và chuyển giao công nghệ là rất cần thiết nhằm nâng cao đời sống cũng như giảm áp lực lên tài nguyên.

- Chính quyền xã cần nắm bắt được đầy đủ các thông tin về hiện trạng RNM, tổng lượng tài nguyên có thể khai thác bền vững từ RNM. Thông qua việc cập nhật thông tin từ các đề tài nghiên cứu khoa học, liên kết với các nhà khoa học và sở ban ngành liên quan để xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

e. Bảo vệ môi trường vùng rừng ngập mặn.

Ô nhiễm do hoạt động của con người từ các khu dân cư xung quanh Rú Chá bao gồm rác thải, nước thải nuôi trồng thủy sản, chất thải rắn, hóa chất độc hại từ các đầm nuôi tôm đang là hiểm họa lớn đối với hệ sinh thái RNM. Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp thu gom và xử lý thích hợp để giảm bớt và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền giáo dục, chính quyền xã cần đưa ra các hình phạt nghiêm khắc nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật. Có thể áp dụng các hình thức như phạt tiền, bắt buộc ngừng khai thác hoặc từ chối cấp giấy phép, thậm chí truy tố trước pháp luật để ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hợp pháp ảnh hưởng đến RNM Rú Chá.

g. Định hướng ngành nghề tạo ra nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp

- Để giảm áp lực lên tài nguyên rừng ngập mặn, việc tạo ra việc làm có thu nhập, ngành nghề khác nhằm nâng cao đời sống của người dân là rất quan trọng. Việc phục hồi và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống là một trong những hướng đi có thể đề ra ở vùng này.

- Nâng cao trình độ học vấn, mở các khóa học đào tạo nghề phi nông nghiệp để tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

h. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của rừng, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng bền vững cho người dân, đặc biệt là các hộ dân sống gần rừng và có các hoạt động sinh kế gắn liền với tài nguyên rừng.

- Xúc tiến các thỏa thuận hợp tác và hành động về RNM (ví dụ như cộng tác, tham gia đồng quản lý) giữa các cấp chính quyền, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư

nhân và các tổ chức đoàn thể nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề chính sách và trở ngại trong công tác bảo vệ rừng ở khu vực.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi sơ bộ kết luận:

- Điều tra thành phần loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá đã xác định được 27 loài thuộc 26 chi, 22 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, đề tài đã bổ sung 8 loài thực vật ngập mặn cho danh lục thành phần loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá.

- Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu gồm sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp đất rừng ngập mặn để xây dựng công trình và các hoạt động dân sinh khác đã làm suy thoái thảm thực vật ngập mặn ở Rú Chá. Trong 19,3 ha diện tích đất ngập nước ở Rú Chá, thì diện tích thực vật ngập mặn mất đi khá lớn so với diện tích thực vật ngập mặn hiện còn 5,81 ha. Ngoài ra, việc du nhập các loài thực vật ngập mặn để mở rộng diện tích rừng ở đây chưa mang lại hiệu quả.

- Nghiên cứu sinh khối và tình hình sinh trưởng của thực vật ngập mặn ở Rú Chá cho thấy mật độ cây ở đây là tương đối lớn với trung bình 1.960 cây/ha, trữ lượng gỗ trung bình đạt 138,9 m3/ha. Giá là loài chiếm ưu thế về mặt cá thể, tần số gặp cao (chiếm 80%).

Trung bình tổng lượng carbon tích lũy ở Rú Chá là 50,2 tấn/ha, chủ yếu là lượng carbon tích lũy trong đất (chiếm 86,2%), và lượng carbon tích lũy trong thực vật (chiếm 13,8%). Giữa các ô tiêu chuẩn thì ô tiêu chuẩn E (Rú Trên) có tổng lượng carbon tích lũy cao nhất với 74,1 tấn/ha (chiếm 29,6%) và thấp nhất là ô tiêu chuẩn C (Rú Chính) với 32,3 tấn/ha (chiếm 12,9%).

Trung bình tổng lượng CO2 hấp thụ ở Rú Chá là 184,0 tấn/ha. Trong đó lượng CO2 hấp thụ trong thực vật là 25,4 tấn/ha (chiếm 13,8%) và lượng CO2 hấp thụ trong đất là 158,5 tấn/ha (chiếm 86,2%). Khả năng hấp thụ CO2 ở các ô tiêu chuẩn cũng khác nhau. Tổng lượng CO2 hấp thụ cao nhất ở ô tiêu chuẩn E (Rú Trên) với 271,8 tấn/ha (chiếm 29,6%) và thấp nhất là ô tiêu chuẩn C (Rú Chính) với 118,3 tấn/ha (chiếm 12,9%).

- Giá trị kinh tế trung bình của lượng CO2 hấp thụ ở rừng ngập mặn Rú Chá ước tính đạt 1.839,5 USD/ha tương đương 38,96 triệu đồng/ha vào năm 2013. Trữ lượng carbon tích lũy trong đất khá lớn. Do đó, giá trị CO2 của rừng ngập mặn chủ yếu là từ đất rừng, đạt 1.585,4 USD/ha tương đương 33,58 triệu đồng/ha. Tổng giá

trị của cây thân gỗ tầng cao, thảm mục và vật rơi rụng đạt 254,1 USD/ha tương đương 5,38 triệu đồng/ha. Bên cạnh giá trị kinh tế do rừng mang lại, thì rừng còn có nhiều giá trị và vai trò to lớn khác. Việc lượng hóa giá CO2 do rừng hấp thụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán chứng chỉ carbon trên thị trường thương mại toàn cầu. Giá trị mà rừng ngập mặn mang lại không nhỏ.

- Qua nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật ngập mặn ở Rú Chá. Chúng tôi đã đề xuất được một số biện pháp nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển thảm thực vật ngập mặn ở đây.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lũy carbon của thực vật ngập mặn ở rú chá, xã hương phong, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w