Biện pháp phát triển rừng ngập mặn ở Rú Chá

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lũy carbon của thực vật ngập mặn ở rú chá, xã hương phong, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2.1.Biện pháp phát triển rừng ngập mặn ở Rú Chá

a. Tiêu chí tuyển chọn các loài cây ngập mặn để nhân giống ở Rú Chá

Tiêu chí tuyển chọn các loài ngập mặn để nhân giống thể hiện ở Bảng 3.17. Dựa trên các tiêu chí, chúng tôi đề xuất chọn các loài cây ngập mặn để trồng tại Rú Chá là: Đước vòi (Rhizophora stylosa Griff); Sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco); Mắm biển (Avicenia marina (Forsk.) Vierh.); Vẹt khang (Bruguiera sexangula (Lour) Poir.in.Lamk); Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb).

Bảng 3.17. Tiêu chí tuyển chọn các loài cây ngập mặn để trồng

TT Tiêu chí Lí do chọn

1 Chọn những loài cây có thể trồng được tại vùng ven bờ thường ngập trong Rú Chá; những loài cây sống được ở vùng đất cao ít ngập tại Rú Chá

- Các vùng này trong Rú Chá hiện còn rất ít cây ngập mặn

- Phần lớn diện tích trong Rú Chá là đất cao ít ngập triều

2 Chọn các cây có sẵn ở trong tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung; những loài có biên độ muối rộng thích hợp với môi trường nước lợ.

- Các loài này đã thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai của vùng nghiên cứu và thuận lợi cho việc lấy giống và vận chuyển giống.

- Sau khi xây dựng đê ngăn mặn, độ mặn trong nước của khu vực Rú Chá không cao nên các loài ưa độ mặn cao không thể sinh trưởng và phát triển tốt.

3 Chọn những loài cây ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (có thể làm bãi đẻ và cung cấp thức ăn cho tôm, cá,...)

Trong vùng nghiên cứu có nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản.

4 Chọn những cây có dáng đẹp, không độc Tạo cảnh quan cho khu vực, phục vụ tốt hơn cho dịch vụ du lịch sinh thái; đồng thời khắc phục nhược điểm cây Giá có

nhựa mủ độc. 5 Chọn những loài cây có khả năng bảo vệ bờ,

chống xói lở và giảm tác động của gió bão

Vùng nghiên cứu là nơi thường chịu tác động và ảnh hưởng của bão lụt, xói lở bờ.

b. Đặc điểm sinh học của các loài thực vật ngập mặn được lựa chọn:[17] - Đước vòi (Rhizophora stylosa Griff) là cây gỗ nhỏ, cao từ 5 – 6 m, phân cành sớm và nhiều rễ chống. Mùa trụ mầm rụng vào tháng 7 – 8, khi chín trụ mầm dài khoảng 25 - 40 cm. Đước vòi ưa vùng đất có nhiều phù sa, ngập triều trung bình, nơi có độ mặn không cao lắm (15 -20‰).

- Sú (Aegyceras corniculatum (L) Blanco) là cây bụi, cao khoảng 0,5 – 3,0 m, phân nhánh nhiều. Quả Sú chín vào tháng 7 – 11. Sú là cây ngập mặn có biên độ muối rộng, chịu độ mặn trung bình (15- 30‰), thường phát triển ở nơi có nồng độ muối thấp, thích hợp các loại đất cát bùn ướt gần cửa sông, vùng ngập triều từ trung bình đến cao. Do đó, đề xuất trồng Sú ở cửa sông, nơi gần phía đầm phá, vùng ngập triều từ trung bình đến cao ngập triều và có sự lưu thông dòng chảy giữa đầm phá với Rú Chá.

- Mắm biển (Avicenia marina (Forsk.) Vierh.) là loài cây tiên phong lấn biển, nơi sống mở rộng từ bãi bùn ngập nước đến khu đất cao. Mắm có vai trò cố định đất nhờ bộ rễ ăn sâu xuống đất, chịu được sóng bão, nước ngập quanh năm. Khi mắm già cỗi, thì Đước là cây phát triển tiếp theo. Mắm là cây bụi, hay cây gỗ lớn, cao từ 2- 25 m. Mắm biển ra hoa vào tháng 12- 3 năm sau, quả chín từ tháng 7 - 11. Mắm biển thuộc loại có biên độ muối rộng, chịu được độ mặn cao (10- 35‰), thích hợp các loại đất cát bùn ướt ven biển.

- Vẹt khang (Bruguiera sexangula (Lour) Poir.in.Lamk) là cây gỗ, kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vẹt khang ra hoa vào tháng 5 - 6, quả chín vào tháng 9 - 11. Vẹt khang thuộc nhóm cây ngập mặn có biên độ muối rộng, chịu độ mặn trung bình (15- 30‰). Vẹt khang thường phát triển ở nơi đất bùn chặt, độ mặn thấp hoặc trên nền đất bùn chịu ảnh hưởng của triều hàng ngày; hoặc những nơi không ngập triều hoặc nước lợ. - Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) là loài cây nhiệt đới, vùng sinh trưởng có nhiệt độ trung bình thấp 20oC và nhiệt độ trung bình cao nhất 32 - 35oC. Khí hậu tốt nhất để cây phát triển là vùng từ cận ẩm ướt đến ẩm với lượng mưa lớn hơn 100 mm/tháng và phân bố đều trong năm. Điều kiện tốt để phát triển dừa nước là thân ngầm thường xuyên bị ngập trong nước lợ. Chính vì vậy dừa nước mọc rất nhiều ở vùng cửa sông bị ngập triều, có độ mặn từ 1 - 9 mg/L; chúng phát triển mạnh trên đất bùn hoặc đất phù sa giàu mùn, lượng oxygen thấp.

c. Chọn địa điểm lấy giống

- Giống Đước vòi: ở rừng ngập mặn cửa sông Bù Lu, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giống Mắm biển: ở rừng ngập mặn cửa sông Bù Lu, xã Lộc Vĩnh; rừng ngập mặn đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..

- Giống Sú, Vẹt khang: ở rừng ngập mặn thôn Tân Mỹ, xã Phú Tân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giống Dừa nước: tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An và xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Những giống cây được tuyển chọn tại xã Hương Phong và các địa điểm trên đều có điều kiện khí hậu, đất đai, thủy văn... tương tự nhau. Mặt khác, địa điểm lấy giống không quá xa địa điểm ươm trồng nên sẽ thuận lợi trong việc thu hái, bảo quản và vận chuyển giống.

d. Kỹ thuật tạo giống và trồng phục hồi rừng ngập mặn

- Kỹ thuật tạo giống: việc trồng trực tiếp là rất chậm, tỷ lệ tồn tại và phát triển không cao, vì vậy đối với những loài này nên thành lập vườn ươm.

- Kỹ thuật trồng cây: mật độ trồng không được quá dày, tạo ra các khoảng trống để cây tái sinh hoặc có thể trồng cây khác. Trồng các khu vực có cấu trúc đa dạng hơn về cả cấu trúc tầng tán và thành phần loài

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lũy carbon của thực vật ngập mặn ở rú chá, xã hương phong, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)