Tình hình nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lũy carbon của thực vật ngập mặn ở rú chá, xã hương phong, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế

Những nghiên cứu về rừng ngập mặn ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua chủ yếu được thực hiện ở khu vực Lăng Cô, Rú Chá và Cảnh Dương. Nội dung các nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu về thành phần loài thực vật ngập mặn và sự thích nghi của chúng với môi trường; biến động thảm thực vật ngập mặn; cũng có một số nghiên cứu thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn nhưng kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Một số công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học điển hình về thảm thực vật ngập mặn ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế như:

- Bảo tồn tính đa dạng của thực vật ngập mặn ở đầm Lập An của Nguyễn Khoa Lân (1995) [28]. Nghiên cứu biến động thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp quản lý của Phạm Ngọc Dũng (2011) [4]. Đánh giá những tác động của hoạt động kinh tế - xã hội đến thực vật ngập mặn ở đầm Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế của Trần Thị Tú và cộng sự (2012) [45].

- Nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật ngập mặn ở Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế của Lê Thị Trễ, Phan Trung Hiếu (2002) [43]. Điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn tại cửa sông Bù Lu, thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế của Hoàng Thị Kim Quy (2011) [35].

- Nghiên cứu đánh giá và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Tân Mỹ, huyện Phú Vang và phía Tây đầm Lập An, huyện Phú Lộc của Phạm Ngọc Dũng (2009 - 2011) [5], [6]. Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật

ngập mặn ở Thừa Thiên Huế của Hoàng Công Tín và Mai Văn Phô (2012) [41]. - Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cây ngập mặn Rú Chá của Phạm Minh Thư (2003) [37], Nguyễn Khoa Lân và Phạm Minh Thư (2004) [29]. Nghiên cứu mật độ, đặc điểm phân bố cây ngập mặn và cỏ biển ở vùng đất ngập nước thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế của Hoàng Công Tín (2008) [40]. Nghiên cứu rừng ngập mặn Rú Chá, Hương Phong, Thừa Thiên Huế của dự án Quản lý tổng hợp hoạt động đầm phá - Dự án IMOLA II (2010) [48].

Nghiên cứu trữ lượng carbon và CO2 trong rừng trồng và rừng tự nhiên đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu ở một số trạng thái rừng của Vườn quốc gia Bạch Mã [42], rừng phòng hộ khu vực đầu nguồn sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế [31]. Trong khi đó, gần như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon của thực vật ngập mặn ở Rú Chá.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tích lũy carbon của thực vật ngập mặn ở rú chá, xã hương phong, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)