2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.5.7. Phương pháp bản đồ và GIS
Ứng dụng phương pháp bản đồ cùng các phép phân tích không gian trong phần mềm GIS để xây dựng bản đồ về hiện trạng lớp phủ thảm thực vật ở Rú Chá, vị trí lấy mẫu đất và thực vật ở Rú Chá. Các bước để xây dựng bản đồ bằng phương pháp bản đồ và GIS được thực hiện như Hình 2.4.
Hình 2.4. Tiến trình xây dựng bản đồ bằng GIS Kiểm chứng Hoàn thiện Bản đồ - Hiện trạng thảm thực vật ngập mặn - Vị trí lấy mẫu đất - Vị trí lấy mẫu thực vật Máy định vị GPS Tọa độ: A (x, y) B (x’, y’) C (x”, y”)…..
Phần mềm GIS (Map, ArcGis)
- Bản đồ dạng Raster - Bản đồ dạng Vestor
- Đối chiếu và cập nhật thông tin - Biên tập và tính diện tích phân bố
Bản đồ nền (Tỷ lệ 1:10.000)
- Địa hình, - Thủy văn
- Sử dụng các dữ liệu đầu vào để xây dựng bản đồ số đó là bản đồ nền địa hình, hiện trạng sử dụng đất của xã Hương Phong (tỷ lệ 1:10.000), kết hợp với khảo sát thực địa, tập hợp các tài liệu về hiện trạng thảm thực vật ngập mặn, điều kiện khí hậu, thủy văn, báo cáo hiện trạng sử dụng đất của xã Hương Phong năm 2013.
- Sử dụng máy định vị GPS để xác định các điểm gốc tọa độ (x, y) và khoanh vùng nghiên cứu, vị trí lấy mẫu.
- Chuyển các dữ liệu đầu vào sang phần mềm GIS với các công cụ hỗ trợ Map và ArcGis để biên tập bản đồ.
- Biểu diễn các thuộc tính để hình thành bản đồ số như: đường ranh giới, địa danh hành chính, đường giao thông, dân cư, khu vực có phân bố thực vật ngập mặn, thực vật khác, vị trí lấy mẫu,...
Phương pháp bản đồ và GIS là phương pháp quan trọng và mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình nghiên cứu đánh giá sự phân bố thực vật ngập mặn nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển cây ngập mặn ở Rú Chá.