2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.1.1. Thực trạng quản lý rừng ngập mặn Rú Chá
Rú Chá được phân cấp và quản lý như Hình 3.2. Việc quản lý rừng ngập mặn cũng như cách thức bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ít nhiều cũng được các cấp chính quyền và cộng đồng quan tâm, chú ý đưa vào trong những quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng, hay trong các quy định, quy ước và hương ước của làng xóm.
* UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã đưa Rú Chá vào trong danh sách các điểm cần phát triển để phục vụ du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh.
* UBND thị xã Hương Trà: Năm 2008, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Hương Trà đã định hướng cho việc phát triển Rú Chá theo hướng bảo tồn sinh thái và quy hoạch khu vực này lên 19,2 ha. Quyết định số 363/QĐ-UB ngày 27/10/2008 của UBND huyện Hương Trà về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất năm 2008 - 2010 của xã Hương Phong; trong đó, nâng diện tích đất rừng phòng hộ (chủ yếu là diện tích vùng đất ngập nước có rừng ngập mặn) từ 3,29 ha (năm 2008) lên 19,2 ha (năm 2010). [52]
* UBND xã Hương Phong: Theo Tờ trình số 27/TTr-UB ngày 24/06/2008 của UBND xã Hương Phong về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, UBND xã đã quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất năm 2008 - 2010, trong đó đất lâm nghiệp (chủ yếu là rừng ngập mặn Rú Chá) năm 2008 hiện trạng có 3,29 ha (0,21%), và quy hoạch đến 2010 là 19,2 ha (1,22%) thuộc đất rừng phòng hộ. UBND xã Hương Phong đã có chủ trương giao cho ông Nguyễn Văn Đáng, thôn trưởng thôn Thuận Hòa trực tiếp quản lý Rú Chá.
* Thôn Thuận Hòa: Quản lý Rú Chá thông qua Quy ước văn hóa làng Thuận Hòa ban hành tháng 5/2003. Trong Điều 2 của Chương II ở Quy ước có nêu rõ: “Mỗi người dân trong làng cần có ý thức bảo vệ cảnh quan như đường làng, ngõ xóm, hàng cây; không được chặt phá cây cối nơi công cộng như cây trồng ở Rú Chá, hai bên trục đường giao thông...” nhằm tạo môi trường xanh, sạch đẹp và bảo tồn di sản văn hóa của làng. Hàng năm, vào những ngày lễ Tết, các Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức cắm trại và trồng cây phát triển Rú Chá.
Từ những năm trước năm 2002, thôn Thuận Hòa đã giao khoán cho gia đình ông Nguyễn Ngọc Đáp quản lý và bảo vệ Rú Chá. Ông Đáp có trách nhiệm báo cho chính quyền địa phương thôn xử lý nếu có xảy ra vấn đề phá hoại Rú Chá. Đổi lại, ông Đáp có thể đấu giá hồ nuôi thủy sản ở khu vực Rú Chá với mức giá ưu đãi.
Hình 3.2. Sơ đồ quản lý Rú Chá