Về phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (Trang 65 - 68)

Báo cáo tài chínhBáo cáo tài chính

3.2.1Về phương pháp phân tích

Hiện nay, phương pháp chủ yếu mà công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh là phương pháp so sánh giản đơn, phương pháp này cho phép đánh giá sự biến động của chỉ tiêu phân tích nhưng chưa cho thấy đượccác nhân tố cụ thể tác động đến chỉ tiêu. Để bổ sung một số phương pháp giúp hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát diễn ra trôi chảy và đánh giá

được đầy đủ, chính xác các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đề xuất nên sử dụng thêm một số phương pháp phân tích sau:

3.2.1.1Áp dụng phương pháp loại trừ

Đối với phương pháp loại trừ tùy từng trường hợp cụ thể mà công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát có thể dung một trong hai dạng của phương pháp này là thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Phương pháp này giúp nhà phân tích có thể đánh giá tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu.

Lấy ví dụ khi phân tích chỉ tiêu “ Số vòng quay của tài sản” thì công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát mới chỉ dừng lại ở việc so sánh mức biến động, do đó chưa thấy được thực chất yếu tố nào đã tác động làm thay đổi tốc độ luân chuyển của tài sản. Nếu sử dụng kết hợp cả phương pháp thay thế liên hoàn thì Công ty sẽ thấy mỗi nhân tố sẽ tác động khác nhau đến tốc độ luân chuyển của tài sản.

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011

Doanh thu thuần 14.267.083.816.361 17.851.896.561.575 3.640.721.518.495 Tài sản bình quân 12.573.449.110.592 16.214.170.629.087 3.584.812.745.214

Vòng quay tài sản (vòng) 1,13 1,1 (0,03)

Nếu ký hiệu: DTT0 và DTT1 lần lượt là doanh thu thuần năm 2010 và 2011

TTS0 và TTS1 lần lượt là giá trị tài sản bình quân năm 2010 và năm 2011

Căn cứ vào bảng trên, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản” ta có:

Ảnh hưởng của mức tăng giá trị tài sản đến tốc độ luân chuyển tài sản:

HTSBQ = - = - = - 0,25 vòng

Ảnh hưởng của mức tăng doanh thu đến tốc độ luân chuyển tài sản

HDTT = = - = 0,22 vòng

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: HTS = HTSBQ + HDTT = - 0,25 + 0,22 = - 0,03 vòng

Từ các tính toán trên có thể thấy rằng: Giá trị tài sản tăng thêm làm tốc độ luân chuyển tài sản giảm đi o,25 vòng, trong khi đó doanh thu thuần tăng đã tác động làm tăng tốc độ luân chuyển của tài sản lên 0,22 vòng. Tổng tài sản bình quân trong năm 2011 đã tăng gần 30% trong khi đó doanh thu chỉ tăng 25%, điều này chứng tỏ trong năm Công ty tăng mạnh về tài sản đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của doanh thu nhưng chưa tăng được như kỳ vọng.

Như vậy, nếu so với việc chỉ sử dụng phương pháp so sánh của doanh nghiệp thì việc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn vào phân tích đã cho công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát thấy được những nỗ lực của mình thực sự đã tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ra sao. Việc đầu tư vào nhà máy sản xuất mới cùng việc đầu tư tiếp tục vào các dự án bất động sản đã làm giảm tốc độ luân chuyển của tài sản.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (Trang 65 - 68)