Đặc điểm tổ chức kế toán và cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (Trang 38 - 41)

− Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty và thực hiện các công việc về tài chính kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức tập trung. Theo mô hình tổ chức này, công việc kế toán được tập trung giải quyết ở phòng kế toán.

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức phòng kế toán tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát

(Nguồn: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát năm 2011)

Kế toán trưởng: phụ trách phòng kế toán, tổ chức công tác kế toán của Công ty, theo dõi và phân tích tình hình tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, phản ánh đày đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Ban giám đốc.

Kế toán tổng hợp: phụ trách công việc ghi sổ tổng hợp, sổ cái, lập các báo cáo nội bộ và báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời bảo quản và lưu trữ hồ so chứng từ theo quy định.

Kế toán công nợ phải thu, doanh thu: theo dõi tình hình thanh toán của cá khách hàng và doanh thu của Công ty.

Kế toán công nợ phải trả, chi phí: theo dõi tình hình thanh toán với các nhà cung cấp, ghi chép theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.

Kế toán công nợ phải trả, chi phí Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế tán tài sản Kế toán thanh toán Kế toán công nợ phải thu, doanh thu

Kế toán thanh toán: phụ trách công việc liên quan đến huy động vốn cho các dự án, ghi chép, theo dõi tình hình thu, chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu với ngân hàng về tài khoản tiền gửi của Công ty.

Kế toán tài sản cố định: ghi chép báo cáo tình hình sử dụng và biến động của tài sản cố định toàn Công ty.

Thủ quỹ: Ghi chép tình hình thu chi tiền mặt của Công ty.

− Đặc điểm về tổ chức sổ kế toán:

Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Đây là hình thức áp dụng phù hợp với Công ty, với khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, cập nhật thường xuyên nên việc ghi chép cần được tiến hành liên tục, phù hợp với việc áp dụng phần mềm kế toán trong công việc hạch toán thường xuyên.

Các loại sổ kế toán được bộ phận kế toán Công ty sử dụng gồm: các loại sổ, thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt, sổ Cái theo quy định chung của Nhà nước; ngoài ra còn có cả sổ, thẻ, bảng biểu theo quy định của Công ty.

Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kinh tế phát sinh đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi chéo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có), các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi tên sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các Sổ cái tương ứng. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán sẽ tiến hành tổng hợp số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết số liệu này được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra sẽ đảm bảo nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ bằng tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ vầ tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ kế toán.

Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức sổ kế toán

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi định kì

Quan hệ đối chiếu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w