Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vồn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (Trang 54 - 60)

Báo cáo tài chínhBáo cáo tài chính

3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vồn

Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là mối quan tâm đặc biệt đối với ban quan trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn để phát triển.

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Bảng 11: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Số vòng quay của vốn chủ sở hữu Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so

với doanh thu

Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuân sau thuế

Khả năng thanh toán lãi vay Sức sinh lời của nguồn vốn

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Bảng 12: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2010

Lợi nhuận sau thuế 1.296.850.503.678 1.376.316.086.778 (79.465.583.100) Vốn chủ sở hữu bình

quân 6.905.950.250.691 5.611.593.552.470 1.294.356.698.221 Doanh thu thuần 17.851.896.561.575 14.267.083.816.361 3.584.812.745.214 Sức sinh lời của vốn chủ

sở hữu (ROE) 0,19 0,25 (0,06)

Số vòng quay của vốn

chủ sở hữu (vòng) 2,59 2,54 0,04

Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu

thuần

0,387 0,393 (0,01)

Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận

sau thuế

5,33 4,08 1,25

Trong năm 2011 chứng kiến sự sụt giảm của sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) từ 0,25 trong năm 2010 xuống 0,19 giảm 0,06. Tuy doanh thu thuần trong năm của tập đoàn tăng cao nhưng do tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu dẫn đến sự giảm sút của sức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân của sự tăng vốn chủ hữu nhanh đó là do tập đoàn thay đổi chiến lược trong sản xuất kinh doanh, tập đoàn giảm vốn chủ sở tại các công ty liên kết không còn là thế mạnh, có sức sinh lời thấp như tại Công ty TNHH Hòa Phát - Lào, Công ty TNHH Một thành viên Hòa Phát – Bình

Định, Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát đồng thời tăng vốn chủ sở hữu tại các công ty con, công ty liên kết, công ty thành viên có các ngành mũi nhọn. Đây cũng là nguyên nhân giúp tập đoàn tăng mạnh về doanh thu mà chủ yếu là các ngành mũi nhọn như sản xuất thép và các lĩnh vực liên quan.

Tuy nhiên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp do vốn chủ sở hữu bình quân tăng cao cũng không phải điều thuận lợi, tập đoàn nên thu hút, huy động vốn mới trên thị trường để phát triển sản xuất, giúp tập đoàn ngày càng phát triển.

Trong năm 2011, do tập trung vốn vào các ngành mũi nhọn, giảm vốn tại các mảng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả cũng đã làm số vòng quay của vốn chủ sở hữu tăng lên 0,04 vòng với 2,54 vòng trong năm 2010 tăng lên 2,59 vòng trong năm 2011. Điều này chứng tỏ tập đoàn đã cố gắng nâng cao, đẩy nhanh sự vận động của vốn chủ sở hữu trong bối cảnh lãi suất trên thị trường năm 2011 rất cao, điều này đã góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận tại nhóm ngành mũi nhọn và hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng cũng thể hiện tại sự giảm xuống của suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu từ 0,393 trong năm 2010 xuống 0,387 trong năm 2011. Điều này có nghĩa để có 1 đồng doanh thu thuần thì mất 0,393 đồng trong năm 2010 giảm còn 0,387 đồng trong năm 2011. Sự giảm trong lợi nhuận sau thuế của toàn bộ tập đoàn và tăng vốn chủ sở hữu đã làm tăng suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận từ 4,08 trong năm 2010 lên 5,33 trong năm 2011. Điều này có nghĩa để có 1 đồng lợi nhuận thì mất 4,08 đồng vốn chủ sở hữu trong năm 2010 tăng lên 5,33 đồng trong năm 2011. Tuy doanh thu ở lĩnh vực sản xuất thép và các ngành có liên quan tăng nhanh nhưng do mảng bất động sản các dự án đang trong giai đoạn thực hiện chưa phát sinh doanh thu dẫn đến lợi nhuận tập đoàn giảm làm cho hai chỉ tiêu này có xu hướng đối nghịch nhau.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay

Tiền vay của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối tượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Về tương quan giữa cơ cấu của nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, trong các năm qua hệ số này luôn được giữ ở mức độ hợp lý để đảm bảo an toàn tài chính và duy trì

một mức đệm giúp tập đoàn có thể linh hoạt trong việc sử dụng vốn vay khi có những biến động lớn trên thị trường vốn. Cụ thể trong năm 2010 khi thị trường kinh doanh và tài chính đang có nhiều thuận lợi, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát đã đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngược lại, trong năm 2011, khi thị trường tài chính và tiền tệ có biến động xấu, chi phí sử dụng vốn tăng cao, tập đoàn đã chủ động giảm tỷ trọng của nguồn vốn vay đặc biệt là các khoản nợ phải chịu lãi suất cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn để đảm bảo an toàn tài chính và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Tổng vay ngắn hạn ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2011 là hơn 4.555 tỷ đồng, tăng 534 tỷ so với năm 2010. Khoản vay nợ này chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm do doanh thu tăng trưởng 25% trong năm.

Nguồn vay dài hạn của tập đoàn năm 2011 tăng thêm gần 600 tỷ đồng đến từ các khoản phải trả dài hạn khác mà phần lớn trong số này là các khoản thu tiền theo tiến độ của dự án khu phức hợp Mandarin Garden. Đây là một nguồn quan trọng góp phần cân đối tốt hơn cơ cấu tài trợ của tập đoàn khi trong năm 2011 việc triển khai thi công dự án Mandarin Garden cũng đã đòi hỏi tập đoàn phải đầu tư thêm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay:

Bảng 13: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay tại Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2010

Lợi nhuận trước thuế 1.489.142.843.681 1.564.151.094.066 (75.008.250.385) Chi phí lãi vay 765.583.007.409 413.090.188.796 352.492.818.613 Tổng nguồn vốn bình quân 16.214.170.629.087 12.573.449.110.592 3.640.721.518.495

Khả năng thanh toán

lãi vay 2,95 4,79 (1,84)

Sức sinh lời của nguồn vốn 0,14 0,16 (0,02)

Trong năm 2011, lãi suất tăng cao dẫn đến chi phí lãi vay của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát tăng cao mặc dù đã cắt giảm các khoản vay chịu lãi suất cao cộng

thêm việc đầu tư nhà máy sản xuất, bất động sản đang trong giai đoạn thực hiện nên lợi nhuận trước thuế giảm dẫn đến cả hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay đều sụt giảm so với năm 2010.

Khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 là 2,95 giảm 1,84 so với năm 2010 là 4,79. Lợi nhuận giảm là lí do chủ yếu dẫn đến chỉ tiêu về khả năng thanh toán lãi vay giảm. Đồng thời cả vốn chủ sở hữu và vốn vay đều tăng so với năm 2010 làm cho chỉ tiêu sức sinh lời của nguồn vốn giảm từ 0,16 trong năm 2010 xuống 0,14 trong năm 2011. Điều này cũng phù hợp với thực tế là mảng bất động sản đang trong giai đoạn triển khai thi công chưa đến thời điểm có thể ghi nhận doanh thu nên được hạch toán tăng hàng tồn kho. Bên cạnh đó các chỉ số này vẫn đang nằm ở mức an toàn của ngành nên Tập đoàn có thể kiểm soát được rủi ro mất thanh khoản. Và hai chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay và sức sinh lời của nguồn vốn đều ở mức khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành chứng tỏ doanh nghiệp vẫn rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

Hệ số khả năng chi trả lãi vay đã có sự sụt giảm trong năm 2011 xuống mức 2,9 lần - mức thấp nhất trong những năm gần đây của Tập đoàn. Việc chi phí lãi vay tăng gần gấp đôi do có biến động xấu về lãi suất trong năm 2011 chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc sụt giảm của hệ số này. Mặc dù 2,9 lần chưa phải là mức đáng báo động về rủi ro mất khả năng thanh toán, tuy nhiên Tập đoàn cũng sẽ phải lưu tâm hơn trong việc gia tăng hiệu quả từ các khoản đầu tư được tài trợ bằng nguồn vốn vay nợ trong các năm tiếp theo.

Tóm lại, thông qua hệ thống chỉ tiêu về phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đã cung cấp một bức tranh toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa phát giúp cho ban quản trị thấy được những ưu diểm và nhược điểm trong hiệu quả kinh doanh làm cơ sở ra quyết định quản lý trong thời gian tới cho phù hợp với thực tế của Tập đoàn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w