CƠ SỞ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN mầm NON thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ MGB (Trang 39 - 52)

8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

3.1.CƠ SỞ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

3.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non

Mục tiêu giáo dục bậc học mầm non chi phối tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục mầm non, trong đó có biện pháp giáo dục mầm non. Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hợp tác cho trẻ MGB không nằm ngoài mục tiêu giúp trẻ thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.

3.1.2. Đặc điểm tâm lý trẻ

Hình thành kỹ năng hợp tác với bạn cho trẻ luôn tính đến đặc điểm tâm lý chung và cá biệt của trẻ. Quá trình hình thành và bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn cho trẻ phải đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm lý vì mỗi độ tuổi có đặc điểm tâm lý khác nhau. Ở mỗi trẻ lại có một cá tính khác nhau. Vì vậy, trong quá trình hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ chúng ta cần tìm hiểu và đáp ứng kịp thời những nhu cầu tăng trưởng và phát triển của từng độ tuổi cũng như từng cá nhân trẻ.

3.1.3. Vai trò của kỹ năng hợp tác đối với trẻ

Tất cả chúng ta đều biết rằng khi lớn lên, trẻ cần phát triển thành những thực thể để cùng chung sống trong xã hội. Trẻ MG cần phải biết hợp tác làm việc và chơi với nhau. MG là độ tuổi thực sự cần đến kỹ năng này. Để chơi được trẻ phải hợp tác với nhau, cần thoả thuận với nhau về chủ đề

chơi, về sự phân công vai, cùng làm việc, chung sức giải quyết những vấn đề nảy sinh trong khi chơi. Bên cạnh đó, hợp tác còn giúp cho trẻ biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh, biết chia sẻ, cảm thông với mọi người,...

3.1.4. Thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ MGB ởtrường MN2 trường MN2

Mọi biện pháp để khả thi và hiệu quả đều phải xuất phát từ thực trạng. Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ MGB ở trường MN2, chúng tôi nhận thấy kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ còn yếu, mang nặng tính tự phát.

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Nhóm các biện pháp khi tổ chức trò chơi cho trẻ

3.2.1.1. Lập nhóm trên cơ sở đặc điểm tâm lý cá nhân trẻ

Là người trực tiếp nuôi dạy trẻ, cô giáo mầm non vừa là mẹ vừa là cô. Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm lý trẻ nói chung và đặc điểm tâm lý cá nhân trẻ nói riêng là vấn đề rất cần thiết.

Việc lập nhóm dựa vào đặc điểm tâm lý cá nhân trẻ sẽ giúp hạn chế những xung đột xảy ra trong quá trình chơi của trẻ. Trẻ hiểu nhau hơn, hứng thú hơn trong hoạt động chơi vì lúc này, trẻ tìm thấy được sự đồng cảm ở bạn chơi chung. Qua đó, trẻ tìm thấy những người bạn có cùng sở thích, cùng tính cách.

Khi lập nhóm trên cơ sở đặc điểm tâm lý cá nhân, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:

+ Hiểu rõ đặc điểm tâm lý trẻ, đặc điểm phát triển cá nhân của từng trẻ. Từ đó, cô tập hợp trẻ cùng tính cách để tạo thành một nhóm chơi.

+ Tôn trọng trẻ bằng cách nhấn mạnh sự giống nhau nhưng trân trọng điểm khác biệt, cần tạo điều kiện cho từng trẻ được trình bày, trao đổi, chia sẻ những ý tưởng, kinh nghiệm, nguyện vọng của mình trước nhóm/lớp. Sau đó, cô giáo giúp trẻ lựa chọn bạn chơi cùng ý tưởng.

+ Giao tiếp thường xuyên với trẻ bởi lẽ nó vừa tạo được tình cảm giữa cô và trẻ vừa giúp cô giáo biết thêm về những đặc điểm riêng của mỗi trẻ, từ đó giúp cho vần đề bồi dưỡng kỹ năng hợp tác cho trẻ diễn ra thuận lợi hơn.

3.2.1.2. Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú

Chủ đề chơi là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt xung quanh trẻ được phản ánh trong trò chơi. Đó thường là các lĩnh vực gần gũi với trẻ như: sinh hoạt gia đình, trường mẫu giáo, lớp học, mua bán. Kinh nghiệm sống của trẻ càng phong phú bao nhiêu thì nội dung chơi càng được mở rộng bấy nhiêu.

Để xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú và đa dạng, giáo viên cần chú ý:

+ Làm giàu biểu tượng về cuộc sống xung quanh, giúp trẻ có một vốn sống nhất định trước mỗi cuộc chơi, từ đó trẻ có thể tái tạo lại chúng vào trong trò chơi của mình.

+ Quan tâm đến nội dung chơi của trẻ, hướng trẻ vào việc mô phỏng những hiện tượng, những mối quan hệ của mọi người xung quanh mang đậm tính văn hóa.

+ Hướng dẫn trẻ chơi theo một chủ đề chung rộng hơn, thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm chơi, giúp trẻ tích cực giao tiếp với nhau.

3.2.1.3. Chú trọng khâu hướng dẫn trẻ cách thực hiện vai và mốiquan hệ đúng giữa các vai quan hệ đúng giữa các vai

Mới đầu, trẻ MGB thường chưa xác định được cách thực hiện vai, chưa xác định mối quan hệ đúng giữa các vai chơi. Do đó, giáo viên cần chú trọng khâu hướng dẫn trẻ cách thực hiện vai và mối quan hệ đúng giữa các vai. Khi hướng dẫn giáo viên cần:

+ Giúp trẻ mở rộng, tạo mối quan hệ thân thiết giữa các vai, đặt một số câu hỏi có liên quan về chủ đề chơi của trẻ.

+ Quan sát, theo dõi và bao quát trong khi trẻ chơi. Khuyến khích động viên những trẻ chưa tích cực, trò chuyện hỏi thăm ý định của trẻ.

+ Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau trong nhóm chơi.

+ Uốn nắn những sai sót, ngăn ngừa những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong khi chơi. Khi cần thiết, cô cùng chơi với trẻ để trực tiếp dạy trẻ chơi.

3.2.1.4. Xây dựng nề nếp vui chơi tích cực, lành mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng nề nếp vui chơi có vai trò quan trọng đối với quá trình bồi dưỡng kỹ năng hợp tác cho trẻ. Nó giúp hình thành những thói quen, những quy tắc sinh hoạt tập thể như chấp nhận sự phân công đồ chơi, nhường nhịn và giúp đỡ bạn... đảm bảo cho trẻ phát triển kỹ năng hợp tác với bạn trong khi chơi.

Để xây dựng nề nếp vui chơi, giáo viên cần chú ý:

+ Trò chuyện với trẻ về góc chơi, quy định chơi để giúp trẻ nắm rõ các quy tắc chơi, cách chơi, tôn trọng bạn chơi.

+ Bố trí đồ dùng, đồ chơi trong lớp cũng phải gọn gàng, ngăn nắp, tạo cho trẻ có thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Sau khi chơi, trẻ phải biết thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định

+ Khuyến khích tính kỷ luật, tinh thần tự giác của trẻ trong cuộc chơi.

3.2.1.5. Theo dõi việc chơi, kịp thời giải quyết xung đột

Trong khi chơi, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Xung đột cũng có yếu tố tích cực và tiêu cực. Những xung đột vừa phải giữa trẻ với nhau khi chơi là cũng là cách tốt để trẻ học được kỹ năng hợp tác một cách tự nhiên. Thế nhưng, những tình huống trẻ nóng giận không kiểm soát được hoặc phá phách đồ chơi đòi hỏi giáo viên phải can thiệp. Vì vậy, giáo viên mầm non cần phải chú ý quan sát, theo dõi để can thiệp đúng lúc.

Để làm tốt việc theo dõi, kịp thời giải quyết những xung đột, giáo viên cần:

+ Quan sát, theo dõi sát sao quá trình chơi của trẻ, từ đó giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn xảy ra một cách kịp thời và hợp lý.

+ Trong khi hướng dẫn chơi, cô bao quát tất cả các nhóm chơi để uốn nắn những sai sót và ngăn ngừa những xung đột có thể xảy ra.

+ Luôn tạo ra không khí hòa thuận, đề cao tinh thần hợp tác trong nhóm chơi, khéo léo xử lý những xung đột một cách công bằng, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ.

3.2.1.6. Sử dụng phương pháp khuyến khích và trách phạt theohướng cảm nhận niềm vui của sự hợp tác hướng cảm nhận niềm vui của sự hợp tác

Trẻ học được cách hợp tác thông qua sự giao tiếp, trao đổi với bạn bè. Trong quá trình giao tiếp, tự bản thân trẻ nảy sinh nhu cầu muốn hợp tác, cảm nhận thấy niềm vui của sự hợp tác, từ đó trẻ sẽ dần biết cách hợp tác. Khi hướng dẫn trẻ cảm nhận thấy niềm vui của sự hợp tác, giáo viên cần:

+ Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được giao tiếp với bạn cùng lớp.

+ Hướng dẫn trẻ học cách xử lý mối quan hệ với người khác khi hợp tác.

+ Khuyến khích trẻ vui chơi với bạn, vì khi chơi trẻ không chỉ thư giãn, nâng cao năng lực trí tuệ mà còn học được cách giao tiếp với người khác, cách xử lý những vấn đề phát sinh.

+ Nhẹ nhàng nhưng kiên quyết xử lí đối với những hành vi xấu trong nhóm chơi, đặc biệt là đối với trẻ vi phạm nhiều lần.

3.2.2. Nhóm các biện pháp ngoài hoạt động chơi

3.2.2.1. Tạo môi trường thân thiện ở lớp học

Phòng học là nơi để trẻ học tập và vui chơi trong một ngày ở trường. Các bạn trong lớp sẽ là người gần gũi trẻ nhất. Vì thế, sự thân thiện và vui vẻ trong lớp học là vấn đề rất quan trọng. Sự cởi mở, vui vẻ giúp trẻ cảm thấy an toàn, tự tin và hứng thú tham gia vào các hoạt động trong ngày, lúc đó sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình rèn kĩ năng hợp tác.

Đối với trẻ MGB, lần đầu tiên xa gia đình, đến lớp với môi trường mới, không có bố mẹ ở bên, trẻ chưa biết chơi, chưa quen bạn... Môi trường lớp học khác xa với ở nhà làm cho trẻ khó thích ứng. Tất cả đối với trẻ đều rất lạ lẫm, tre ngỡ ngàng trước môi trường mới. Vì vậy, việc xây dựng môi trường phù hợp, thân thiện với trẻ, tạo cảm giác an toàn là rất cần thiết.

Để xây dựng môi trường vui vẻ, thân thiện trong lớp học, giáo viên mầm non cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng về màu sắc và thể loại. Cô giáo cần thường xuyên tạo đồ chơi mới để thu hút hứng thú của trẻ

+ Cần phải tạo cho trẻ sự vui vẻ bằng cử chỉ, điệu bộ, hành động... Tất cả những hành động của cô ở lớp đều phải thể hiện sự nhiệt tình với công việc, tránh tình trạng cáu gắt, chửi bới, đối xử không công bằng với trẻ.

+ Bản thân người giáo viên phải là tấm gương sáng cho trẻ bởi vì cô giáo là người thường xuyên gần gũi và tiếp xúc trẻ nhiều nhất.

+ Tính “bắt chước” là đặc điểm tâm lý quan trọng ở trẻ mà giáo viên cần chú ý để vận dụng khi bồi dưỡng kỹ năng hợp tác cho trẻ. Giáo viên phải là người làm mẫu đối với trẻ như biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người...

+ Cần tạo sự hòa đồng giữa cô - trẻ, giữa trẻ - trẻ, cần tạo cơ hội để trẻ gần nhau hơn, chơi với nhau nhiều hơn. Sự thân thiện giúp trẻ hoạt động thoải mái, hứng thú và tích cực hơn, biết đoàn kết, thương yêu lẫn nhau, giúp nhau vượt qua những khó khăn thử thách để đi đến một kết quả cao hơn đó là tình người, tính cộng đồng.

3.2.2.2. Phát triển ngôn ngữ và tổ chức tốt hoạt động giao tiếpcho trẻ cho trẻ

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp của con người. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu những thông tin, kinh nghiệm xã hội. Ngôn ngữ giúp trao đổi tư tưởng tình cảm, xác lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chơi. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ giao tiếp, chia sẻ và đi đến hiểu biết lẫn nhau. Chính vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ và tổ chức tốt hoạt động giao tiếp cho trẻ là vấn đề rất cần thiết.

Để phát triển ngôn ngữ và tổ chức tốt hoạt động giao tiếp cho trẻ, giáo viên cần chú ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn mực, trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với trẻ.

+ Rèn luyện và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ như: hướng dẫn cách đọc, cách phát âm, tổ chức các cuộc thi kể chuyện,...

+ Tạo điều kiện cho việc rèn luyện khả năng giao tiếp mọi lúc mọi nơi. + Tăng cường trò chuyện giữa cô - trẻ, dùng ngôn ngữ giàu cảm xúc khi trò chuyện với trẻ, thể hiện các hành vi, cử chỉ âu yếm, gần gũi trẻ

+Tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi... để trẻ có điều kiện giao lưu, học hỏi ở bạn bè

+Tổ chức các hoạt động chung để trẻ được gần gũi với bạn

3.2.2.3. Giáo dục trẻ các hành vi văn hóa khi cùng học, cùng chơi với bạn

Hành vi văn hóa là cách ứng xử của trẻ đối với mọi người xung quanh. Hành vi văn hóa hợp tác ở trẻ MGB cũng chỉ thể hiện trong trò chơi và vì là bước đầu nên còn rất lỏng lẻo, vừa mới tỏ ra thân thiện với nhau chỉ giây lát sau là đánh nhau ngay bởi lẽ trẻ còn nhỏ, khả năng tự kiểm soát kém. Vì vậy, khi giáo dục trẻ các hành vi văn hóa cho trẻ khi cùng học, cùng chơi với bạn giáo viên cần chú ý:

+ Tập cho trẻ biết giúp đỡ bạn khi cần thiết, biết nhường nhịn, đoàn kết, quan tâm đến bạn.

+ Dạy cho trẻ biết những hành vi đúng mực và phép tắt xã giao: khi được giúp đỡ phải biết nói lời cảm ơn, biết xin lỗi khi làm phiền người khác… + Dạy cho trẻ biết thể hiện hành vi hợp tác trong trò chơi: rủ nhau cùng chơi, cùng bàn bạc để thỏa thuận với nhau về việc chọn trò chơi, cách chơi, phân vai cho nhau.

+ Giúp trẻ kiềm chế các hành vi không phù hợp bằng cách giúp trẻ nói ra cảm xúc, định hướng cách cư xử chưa phù hợp.

+ Đối với những hành vi không đẹp thường ngày của trẻ, giáo viên cần phải có thái độ rõ ràng, nhất quán, không dung túng, bỏ qua.

3.2.2.4. Phối hợp với gia đình giáo dục trẻ

Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ không chỉ là nhiệm vụ của riêng cá nhân hay tập thể nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Sự liên kết giữa gia đình và trường MN là điều kiện không thể thiếu trong quá trình chăm

sóc - giáo dục trẻ. Để cho nhân cách của trẻ được phát triển tự nhiên, hoàn thiện thì không chỉ dẫn và mở rộng vốn kiến thức cho trẻ về thế giới xung quanh mà trẻ đang sống. Khi ra ngoài xã hội, trẻ cần được sự giúp đỡ của xã hội để giải quyết các mâu thuẫn. Sự giúp đỡ liên kết của các tổ chức này sẽ giúp trẻ dễ dàng trong quá trình tiếp thu kiến thức và học cách làm người. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thường dưới hình thức sau: họp định kỳ, mời đại diện các bậc cha mẹ đến tham dự các hoạt động của trẻ ở trường, tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ, đặc biệt là trao đổi thường xuyên giữa cô giáo và các bậc phụ huynh trong giờ đón trẻ và trả trẻ. Qua đây, gia đình và trường MN nắm được tình hình của trẻ ở nhà, ở trường để từ đó công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của gia đình và của trường diễn ra thuận lợi và có hiệu quả.

Để phối hợp có hiệu quả với gia đình, trường MN cần:

+ Tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng hợp tác với bạn của trẻ cho phụ huynh.

+Tư vấn cho gia đình trước khi gửi trẻ vào trường MN bởi không phải phụ huynh nào cũng nhận thức được vai trò quan trọng của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường MN cũng như việc hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ.

+ Thường xuyên giữ kiên lạc với gia đình trẻ bằng cách tạo ra các kênh liên lạc giữa phụ huynh với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh và giáo viên như: mail, hộp thư, trao đổi trực tiếp/gián tiếp, họp phụ huynh định kỳ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Hợp tác giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Kỹ năng hợp tác cần thiết khi con người bắt đầu có những hoạt động nhóm.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN mầm NON thực trạng kỹ năng hợp tác với bạn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ MGB (Trang 39 - 52)