8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
2.2.2.1. Thoả thuận trước khi chơi
Thoả thuận trước khi chơi là bước không thể thiếu trong trò chơi ĐVTCĐ. Nó góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ đảm nhận công việc được giao, đảm nhận vai chơi cũng như định hướng quá trình chơi.
Có nhiều nội dung cần phải thỏa thuận như vai, đồ chơi, nội dung chơi, địa điểm chơi. Quan sát quá trình thỏa thuận vai, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Các kiểu thoả thuận vai chơi
TT Kiểu thỏa thuận vai trước khi chơi Kết quả
SL TL %
1 Thụ động chấp nhận vai 9 12 2 Áp đặt ý kiến, chủ động phân vai 23 30,7 3 Trao đổi, cùng nhau thoả thuận nhận vai 43 57,3
57,3
30,7
12
Hình 2.1. Các kiểu thỏa thuận vai của trẻ MGB
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, hầu hết trẻ đã biết cách thỏa thuận vai chơi trên cơ sở hợp tác tích cực (chiếm 57,3%). Trẻ biết cùng nhau phân chia công việc, trao đổi để nhận vai chơi. Chẳng hạn, ở trò chơi “Bán hàng”, trẻ biết gồm có những vai người bán hàng, người phục vụ, khách hàng và dựa trên đặc điểm của bạn như vóc dáng, sở thích để phân công vai chơi. Những trẻ giao tiếp tốt, lanh lẹ rất thích đóng vai người bán hàng, những trẻ có sở thích mua sắm thì đóng vai người mua hàng... Trẻ còn biết chia sẻ kinh nghiệm thực hiện vai cho bạn như cách xưng hô khi mua - bán hàng (chị - tôi), quan hệ giữa các vai (người bán phải biết chào mời ân cần, vui vẻ; người mua biết lựa chọn,…). Đối với trò chơi “Gia đình”, vai mẹ phải gần gũi, ân cần, quan tâm đến con, vai con thì nũng nịu, nhẹ nhàng… Sự trao đổi thông tin lẫn nhau giữa trẻ đã giúp các nhóm chơi cũng như bản thân trẻ nắm vững thao tác hành động của vai chơi. Tuy nhiên, trong khi thoả thuận vai, nhiều trẻ bộc lộ thái độ không tích cực như thờ ơ, lạnh nhạt, thụ động chấp nhận vai hay áp đặt ý kiến, không quan tâm đến ý kiến của bạn (42,7%). Đây là điều đáng lưu ý bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hợp tác lành mạnh của trẻ nói chung mà còn có nguy cơ làm hình thành ở trẻ tính kiêu ngạo, ích kỷ hoặc thiếu tự tin. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, những trẻ hay áp đặt ý kiến thường là con một hoặc con cả trong gia
đình hoặc được nuông chiều. Do bố mẹ nuông chiều, luôn được coi là “cái rốn của vũ trụ” cộng với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi đã hình thành thói quen áp đặt ý kiến cho người khác, bắt mọi người nghe theo ý kiến của mình. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chơi của nhóm. Bầu không khí của nhóm chơi thường trở nên nặng nề, dễ có xung đột và đổ vỡ bởi không có sự đồng thuận giữa các thành viên, đặc biệt là khi trong nhóm xuất hiện từ 2 cá nhân có tính áp đặt trở lên. Theo quan sát của chúng tôi, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi chủ đề của nhóm chơi có những vai trẻ thích, trẻ ghét rõ ràng như cảnh sát, tội phạm hay thậm chí với những vai trẻ không ưa như làm học trò (trong trò “Dạy học”)…
Lúc này, sự tác động của giáo viên là điều hết sức cần thiết. Qua quan sát, chúng tôi thấy giáo viên thường can thiệp bằng cách tham gia thoả thuận với trẻ. Trước hết, giáo viên kích thích sự tự tin, tích cực ở trẻ trên cơ sở hứng thú và đặc điểm cá tính trẻ. Sau đó, giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ chơi rồi từ từ rút khỏi nhóm khi thấy trẻ đã nhập cuộc chơi. Điều cơ bản mà chúng tôi nhận thấy là giáo viên chú trọng yếu tố công bằng trong quá trình thuyết phục trẻ. Chẳng hạn, cô giải thích cho trẻ đây là một trò chơi và chúng ta xem thử ai đóng vai giống hơn, hoặc gợi ý trẻ đổi vai sau lượt chơi thứ nhất,... Bên cạnh đó, cô còn kích thích hứng thú của trẻ bằng cách giúp trẻ hiểu thêm hành động của vai chơi như: Mẹ đưa con đi học thì phải như thế nào, cô giáo nên nói như thế nào, bác sĩ phải có hành động như thế nào mới đúng…hoặc cô khéo léo kể cho nhóm trẻ một câu chuyện ngắn về chủ đề chơi mà trẻ thích…Tuy vậy, thực tế cũng cho chúng tôi thấy rằng nếu giáo viên can thiệp “thô bạo”, áp đặt trẻ thì cũng dẫn đến việc trẻ chán nản, không còn hứng thú chơi vì không tự tin vào bản thân mình.
Khi trẻ đã hiểu được những yêu cầu của vai chơi, các mối quan hệ chơi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trẻ chơi vui hơn, tốt hơn (đóng vai đạt
hơn). Tuy là chơi nhưng trẻ lại có được kết quả rất thật: kỹ năng hợp tác giữa trẻ với trẻ, nảy sinh và ứng dụng nhiều sáng kiến phong phú, quan hệ giao tiếp, thỏa thuận và trao đổi kinh nghiệm.
Ngoài thoả thuận vai, chúng tôi thấy nội dung thoả thuận của trẻ trước khi chơi còn hướng vào việc chọn đồ chơi và địa điểm chơi.
Đối với việc chọn đồ dùng đồ chơi, chúng tôi thấy rằng, tuỳ vào trò chơi mà trẻ lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi cần thiết. Đáng chú ý, sự lựa chọn này không phải lúc nào cũng do phân công mà:
- Đối với nhóm có sự hợp tác tích cực, trẻ sẽ tự đi tìm kiếm theo vai đã được phân. Ví dụ, trong trò chơi “Bác sĩ”, trẻ trong vai bác sĩ thì cần đi lấy ống tiêm, tai nghe, áo blue, thuốc…, bệnh nhân chuẩn bị giỏ xách; với trò “Bán hàng”, người bán chuẩn bị bàn ghế, những món đồ bày bán ở cửa hàng, người mua chuẩn bị giỏ, tiền…
- Đối với nhóm có cá nhân áp đặt, đồ chơi chủ yếu do trẻ đóng vai trò thủ lĩnh quy định. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ này cũng phân công mà tự mình tìm kiếm. Theo sự quan sát của chúng tôi, tuy đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ song trẻ NGB đã biết dựa vào thực tế đồ chơi ở trường để khắc phục hạn chế trên. Tuy nhiên, trẻ còn phụ thuộc nhiều vào sự gợi ý của giáo viên khi không kiếm được thứ cần tìm.
Nếu việc chọn đồ chơi phụ thuộc vào trò chơi thì việc chọn địa điểm chơi sẽ tùy thuộc vào nội dung chơi mà trẻ chọn. Nội dung của trò chơi như thế nào thì chổ chơi phải làm nổi bật nội dung đó. Chẳng hạn, ở trò chơi “Gia đình”, nếu với nội dung là mẹ đưa con đi học thì địa điểm đến là góc học tập, còn nếu con ốm thì đưa con đến chổ khám bệnh,... Tuy nhiên, việc chọn địa điểm chơi chủ yếu là do sự hướng dẫn của giáo viên bởi ở độ tuổi này, trẻ chưa tự mình tìm chổ chơi phù hợp.
Có thể thấy rằng, ở khâu thỏa thuận trước khi chơi, thỏa thuận vai là nội dung trẻ quan tâm nhất và cũng là nội dung quyết định sự thành bại của cuộc chơi. Vai chơi đối với trẻ không chỉ là vai diễn mà bao giờ trẻ cũng mang theo một ước mơ hay tình cảm thực sự với nhân vật.