8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
2.2.1. Giai đoạn hình thành nhóm chơi
Nếu trong trò chơi phản ánh sinh hoạt, trẻ ấu nhi có thể chơi một mình hay chơi cạnh nhau, đôi khi có liên hệ với bạn thì cũng rất đơn giản, chỉ là nhìn bạn chơi bên cạnh, hoặc khoe với bạn đồ chơi của mình…thì đối với trò chơi đóng vai, để mô phỏng các mảng cuộc sống của người lớn - mà hầu hết đều có nhiều người và sự hợp tác - trẻ MG không thể chơi một mình mà luôn chơi theo nhóm với hơn một thành viên. Nói cách khác, để chơi trò chơi ĐVTCĐ, trẻ cần phải hình thành nhóm chơi.
Qua quan sát, chúng tôi thấy giáo viên luôn là người chủ động đề nghị trẻ chọn bạn để cùng chơi. Cô giáo giúp trẻ tập hợp nhau lại thành từng nhóm để cùng bàn bạc với nhau về chủ đề, để phân vai cho nhau, để thoả thuận về các vai chơi. Khi được hỏi vì sao không để trẻ tự tìm bạn chơi, nhóm chơi cho mình thì giáo viên cho biết rằng, do đặc điểm của trẻ ở trường trước đó ít được chơi với bạn, hầu hết là chơi với người lớn cho nên trẻ chưa chủ động tạo lập nhóm chơi. Điều này thường xảy ra ở đầu tuổi MGB. Tuy nhiên, khi đến trường, trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên luôn kích thích trẻ chơi với nhau. Và khi đã có tự tin, trẻ sẽ thích tham gia vào việc chọn bạn, chọn nhóm chơi.
Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy rằng: Việc đề nghị hình thành nhóm chơi của trẻ dễ đỗ vỡ phần nhiều xuất phát từ nguyên nhân trẻ chưa biết cách rủ các bạn cùng chơi; trẻ thường sử dụng kiểu ngôn ngữ tình huống, đòi hỏi các trẻ khác để được vào nhóm chơi chung. Kết quả điều tra cuộc sống thực của trẻ cũng cho thấy rõ điều đó. Khi được hỏi “Ngoài giờ học ở trường, mức độ chơi của trẻ với bạn cùng lứa tuổi như thế nào?” thì đa số phụ huynh trẻ thừa nhận ngoài giờ học ở trường, trẻ không được thường xuyên chơi với bạn. Liên quan đến vấn đề này, nhiều giáo viên vẫn cho rằng hiện nay, kỹ năng hợp tác của trẻ có được là do trẻ học hỏi tự nhiên khi chơi với bạn. Kết quả này cho thấy việc lập nhóm vẫn chưa được người lớn chủ động hình thành cho trẻ.