8. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
2.2.2.2. Trong quá trình chơi
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng kỹ năng hợp tác của trẻ trong khi chơi, chúng tôi nghiên cứu biểu hiện của trẻ qua hai góc độ:
- Hỗ trợ nhau khi thực hiện thao tác chơi, vai chơi
- Cùng nhau giải quyết những vấn đề nảy sinh trong khi chơi. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Kỹ năng hợp tác với bạn trong khi chơi
TT Biểu hiện Biết Không biết
SL TL% SL TL%
1 Hỗ trợ nhau khi thực hiện thao tác chơi 48 64 27 36 2 Cùng nhau giải quyết vấn đề nảy sinh
trong khi chơi 40 53,3 35 46,7
Hình2.2. Biểu đồ biểu hiện kỹ năng hợp tác của trẻ trong khi chơi
64 53,3
36
Kết quả điều tra cho thấy đa số trẻ đã biết giúp đỡ, đoàn kết, trao đổi với nhau trong quá trình chơi (chiếm 64 %). Nhiều trẻ thể hiện sự hợp tác với nhau rất tốt. Trẻ biết quan tâm, nhẹ nhàng, động viên bạn cùng chơi. Trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, biết đoàn kết để trò chơi diễn ra thành công.
Ví dụ: Trong trò chơi “Gia đình”, cháu Thùy An trong vai mẹ, cháu Anh Thư trong vai con, nói chuyện:
Thùy An: Đi học con phải đi bên phải, không được đi bên trái mà nguy hiểm nghe con.
Vừa nói, Thùy An vừa vỗ nhẹ vào vai Anh Thư. Anh Thư vòng tay, đáp: Dạ, con biết rồi mẹ ạ!
Hay trong trò chơi “ Bác sĩ”, trẻ vào vai bác sĩ chia sẻ với nỗi đau của bệnh nhân bằng các cách sờ trán, động viên người bệnh: “Bác ơi! Bác đau gì vậy? Đau ở đâu? Tôi lấy thuốc này bác uống vào là hết đau ngay à!” rồi dùng tay xoa chỗ đau cho bệnh nhân…; còn bệnh nhân lim dim mắt, làm theo lời bác sĩ…
Khi chơi trò chơi “Bán hàng”, trẻ ở vai người bán hàng trao đổi, nói chuyện với người mua hàng, trẻ vừa nói vừa dùng cử chỉ, điệu bộ làm cho mối quan hệ giữa người mua - người bán được gần gũi, thân mật hơn. Cháu Thùy Linh trong vai người bán hàng đã nói với khách mua hàng: “Bánh này ngon lắm, chị mua về ăn nhé!” vừa nói vừa lấy hộp bánh đưa cho khách, nét mặt vui vẻ, cởi mở, vừa nói vừa nhìn người mua hàng. Còn cháu Hồng Ngọc trong vai người mua hàng cầm hộp bánh lên và nói: “Thế thì bán cho tôi một hộp. Bao nhiêu tiền vậy chị?”
Nhiều trẻ đã biết giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong khi chơi. Tuy nhiên, động cơ để giải quyết mâu thuẫn không phải từ ý thức đạo đức của trẻ mà thông thường là do động cơ chơi đem lại.
Ví dụ: Khi tham gia trò chơi ”Gia đình”, trò chơi đang diễn ra suôn sẽ bỗng có một trẻ dừng lại bảo “Bạn An làm bố khống đúng, làm bố là phải nhường đồ chơi cho con chứ không được dành đồ chơi của con….”, lúc này thường xảy ra những xung đột trong nhóm chơi nhưng mâu thuẫn đó lại nhanh chóng được giải quyết bởi vì mong muốn của bản thân trẻ là được chơi tiếp.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều trẻ khi chơi còn vụng về, lúng túng, chưa biết phối hợp với trẻ khác hoặc thờ ơ, không quan tâm, không chia sẻ, không nhường nhịn với trẻ khác trong nhóm chơi (36%). Nguyên nhân tập trung ở chỗ trẻ không nắm rõ được các thao tác chơi. Kết quả điều tra từ phụ huynh và giáo viên cũng cho thấy, những trẻ này thường có tính nhút nhát, rụt rè, ít tham gia vào các hoạt động của tập thể, đặc biệt là trò chơi đóng vai. Do còn lẫn giữa chơi và thực nên trẻ kém linh hoạt ở một số tình huống nảy sinh ngoài ý muốn.
Ví dụ, khi tham gia trò chơi “Gia đình”, trò chơi đang diễn ra suôn sẻ bỗng có một trẻ dừng lại bảo “Làm mẹ mà chẳng cho con búp bê” rồi giận dỗi bỏ đi không thèm chơi ở nhóm này nữa.
Những nhóm có trẻ này thường dễ bị đổ vỡ trò chơi do không hợp tác được với bạn. Bên cạnh đó, những trẻ khác lại chưa có khả năng thuyết phục và giải thích cho bạn nên cũng sẵn sàng bỏ cuộc chơi hoặc lập nhóm với trẻ khác. Tuy nhiên, dưới sự thúc đẩy của nhu cầu chơi, dần dần những trẻ này biết xử lí các tình huống tương tự, song cần phải qua một thời gian nhất định và có sự can thiệp của giáo viên. Trẻ biết tự điều chỉnh, biết nhường nhịn, chia sẻ với bạn hơn. Nếu gặp khó khăn trẻ không thể giải quyết được thì trẻ sẽ cầu cứu sự giúp đỡ của giáo viên.
Có thể nói, trẻ càng được chơi nhiều, sắm vai nhiều thì những kỹ năng hợp tác được phát triển. Quan sát trẻ chơi, chúng tôi nhận thấy trẻ
vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của xúc cảm, tình cảm cũng như tính tự kỉ trung tâm. Sự cọ xát với nhóm bạn cũng như sự giáo dục của người lớn là hai yếu tố cơ bản làm giảm bớt hạn chế này của trẻ. Ở trường mầm non vai trò của giáo viên ở những nhóm chơi này rất quan trọng. Qua theo dõi quá trình chơi của trẻ, chúng tôi nhận thấy giáo viên luôn quan sát, giám sát trẻ chơi. Việc vào cuộc đúng lúc của giáo viên sẽ giúp trẻ giảm bớt các xung đột và quan trọng hơn, trẻ học được cách hợp tác cùng nhau cũng như hiểu được các giá trị của việc hợp tác, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau như thế nào.
Sự tham gia của giáo viên diễn ra dưới nhiều hình thức: từ quan sát, nhận xét bằng cái gật đầu hoặc mỉm cười cho đến gợi ý khuyến khích động viên giúp đỡ trẻ nhút nhát tham gia chơi như bằng cách nói “Cháu hãy tưởng tượng mình là người bán hàng và bán những cái bánh cho khách nhé!”. Có giáo viên còn tham gia vào một vai và rút lui khi có thể. Ví dụ: Cô nói “Nào, chúng ta hãy đến cửa hàng cầm lấy tiền và mua hàng nhé!”, hay ở trò chơi “Gia đình”, cô đóng vai người hàng xóm sang thăm và hỏi “Con của bác bị ốm à? Sao bác không đưa cháu đi khám bệnh”, sau khi cùng trẻ đến bác sĩ thì cô giáo khéo léo rút khỏi vai chơi của mình. Có giáo viên nhắc nhở để trẻ biết tự điều chỉnh hành động của mình cho đúng với vai như khi thấy trẻ làm bác sĩ mắng mỏ bệnh nhân đã nói: “Bác sĩ rất thương yêu bệnh nhân nên họ sẽ không làm thế đâu con ạ!”
Kết quả quan sát cũng cho thấy sự hợp tác giữa trẻ với trẻ chỉ diễn ra trong nhóm chơi của mình chứ chưa ở mức độ liên nhóm.
Như vậy, trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ đã biết chia sẻ những kinh nghiệm, biết quan tâm, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau giải quyết những xung đột xảy ra (53,3%). Bên cạnh đó vẫn còn nhiều trẻ ngừng, bỏ cuộc chơi do nảy sinh mâu thuẫn với bạn khi cô giáo chưa kịp
can thiệp (46%). Có thể thấy, hiệu quả của trò chơi phụ thuộc nhiều vào người giáo viên do kỹ năng hợp tác của trẻ còn yếu.