Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 76 - 88)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.3.4. Một số biện pháp khác

a. Nghiên cứu đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư cho các dự án công nghệ cao

định hướng mục tiêu vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm, công nghệ sinh học - Đây cũng là những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thế mạnh đặc biệt. Cụ thể như sau:

* Phạm vi các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư hẹp, chỉ giới hạn ở công nghệ cao sinh học và công nghệ phần mềm

* Lĩnh vực và nội dung ưu đãi đầu tư:

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đề xuất phù hợp quy định pháp luật hiện hành: ở mức cao nhất (lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư) với miễn 4 năm, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo, thuế suất 10% trong 15 năm; Đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài đến 30 năm theo chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

- Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đề xuất cao hơn quy định pháp luật hiện hành: giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động làm việc trực tiếp cho các dự án trên, như đang áp dụng đối với các khu kinh tế.

- Đề xuất có hỗ trợ, ưu đãi đầu tư bổ sung, cao hơn quy định pháp luật hiện hành về đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng kỹ thuật- xã hội phục vụ các khu công nghệ thông tin tập trung và Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội.

- Đặc biệt đối với dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư như đề cập ở trên thì còn đề xuất hỗ trợ bổ sung về xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào (ngoài việc kéo dài việc được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% đến 30 năm).

* Đề xuất thời gian áp dụng ưu đãi đầu tư đặc thù này chỉ có giới hạn 10 năm, từ 2011 đến 2020, tức chỉ có các dự án thực hiện đầu tư trong giai đoạn này mới được hưởng. (Nguyên tắc này cũng tương tự thực tiễn khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số thời gian qua nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn đầu. Trước đây bằng Quyết định 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 Chính phủ áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao nhất cho sản xuất sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số, nhưng chỉ áp dụng cho giai đoạn 2001-2005. Sau đó bằng một loạt quy định gần đây là NĐ 71/2007/NĐ- CP, rồi NĐ 124/2008/NĐ-CP Chính phủ đã giới hạn dần các ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất chỉ cho sản xuất sản phẩm phần mềm).

b. Tích cực phối hợp nghiên cứu, xây dựng đề xuất dự án thí điểm áp dụng

hợp tác Nhà nước - Tư nhân (PPP) trong đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ khá quan tâm đến lĩnh vực xây dựng, nếu xây dựng mô hình PPP hợp lý, có thể tăng cường thu hút được FDI của Hoa Kỳ vào lĩnh vực này ở Hà Nội.

c. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vì rất nhiều nhà đầu tư

nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ, không còn thích nhân công giá rẻ nữa mà họ cần lao động có trình độ hơn. Đặc biệt tranh thủ đầu tư từ Hoa Kỳ là một nước có nền giáo dục chất lượng cao để xây dựng kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước các cán bộ, chuyên gia giỏi của Thành phố đáp ứng mục tiêu nhân lực hoặc đối tác cho đầu tư nước ngoài; đồng thời triển khai chương trình phát triển Hà Nội thành Trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao trên cơ sở phát

triển hài hoà cơ sở giáo dục công lập - tư thục và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

d. Bám sát, hướng dẫn các chủ đầu tư các dự án khu công nghệ cao, kỹ

thuật cao quan trọng để hoàn thành hồ sơ, thủ tục đầu tư cần thiết để cấp giấy chứng nhận đầu tư, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và phối hợp triển khai mạnh chiến dịch xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư thứ phát.

KẾT LUẬN

FDI đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Vì thế tăng cường thu hút FDI trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay là một định hướng tất yếu khách quan nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước và tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng với Hà Nội, trong bối cảnh vừa mới được mở rộng địa giới hành chính, thì việc tích cực thu hút FDI phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển để xứng tầm là Thủ đô của nước Việt Nam phát triển trong tương lai, là một định hướng hợp lý và đúng đắn.

Trong thời gian qua, với nỗ lực xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư, Hà Nội đã, đang và sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Từ một vài dự án chỉ dừng lại ở mức thăm dò đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, cho đến nay, đặc biệt từ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội đã có sự chuyển biến tích cực và góp phần không nhỏ cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Thủ đô. Hoa Kỳ đang dần trở thành đối tác chiến lược của Hà Nội. Tuy số dự án và số vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội còn chưa nhiều, Hà Nội cũng chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ khi đầu tư vào Việt Nam, nhưng với những kết quả đã đạt được, những định hướng và những biện pháp cụ thể, hy vọng Hà Nội sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi sau khủng hoảng.

Trong khuôn khổ của luận văn, em đã trình bày thực trạng thu hút, đánh giá những thuận lợi và hạn chế, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút hơn nữa vốn FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội, với mong muốn thúc đẩy hơn nữa nguồn vốn này vào Hà Nội trong tương lai. Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy

giáo hướng dẫn, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong phòng Đầu tư nước ngoài - Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Trong quá trình làm luận văn, chắc hẳn em vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy cô để em bổ sung, hoàn thiện luận văn này.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI ... 3

1.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ... 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ... 3

1.1.2. Các hình thức của FDI ... 4

1.1.3. Vai trò của FDI với sự phát triển kinh tế- xã hội ... 4

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI ... 6

1.1.4.1. Tình hình kinh tế thế giới ... 6

1.1.4.2. Tình hình kinh tế của quốc gia đầu tư ... 7

1.1.4.3. Tình hình quốc gia nhận đầu tư ... 8

a. Môi trường pháp lý ... 8

b. Môi trường chính trị ... 8

c. Môi trường kinh tế ... 9

d. Các yếu tố khác ... 9

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HÀ NỘI ... 10

1.2.1. Hà Nội và vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước ... 10

1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội ... 12

a. Do FDI có nhiều ưu điểm ... 12

1.3. HOA KỲ VÀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA HOA KỲ ... 14

1.3.1. Giới thiệu về Hoa Kỳ vào đặc điểm FDI của Hoa Kỳ ... 14

1.3.2. Khái quát tình hình FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam ... 17

1.3.3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI ... 22

2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI ... 22

2.1.1. Khái quát tình hình thu hút FDI ở Hà Nội ... 22

2.1.2. Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội ... 27

2.1.2.1. Trước khi ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) 29 Bảng 2.7: FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội trước khi ký kết BTA ... 30 Bảng 2.8: Cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ vào Hà Nội trước khi ký kết BTA . 31

2.1.2.2. Từ sau khi ký kết hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ đến trước khi Việt

Nam gia nhập WTO ... 31

2.1.2.3. Từ sau Việt Nam gia nhập WTO đến nay ... 35

2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI ... 45

2.2.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân ... 45

2.2.1.1. Thành tựu ... 45

2.2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu ... 46

a. Nguyên nhân khách quan ... 46

b. Nguyên nhân chủ quan... 47

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ... 49

2.2.2.1. Hạn chế ... 49

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ... 50

2.3. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI NÓI CHUNG VÀ FDI TỪ HOA KỲ CỦA QUỐC GIA KHÁC VÀ ĐỊA PHƯƠNG KHÁC ... 53

2.3.1. Kinh nghiệm của Thành Phố Hồ Chí Minh... 53

2.3.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia khác ... 55

2.3.2.1. Kinh nghiệm thu hút của Thái Lan ... 55

2.3.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ... 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI ... 60

3.1. DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA DÒNG VỐN FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI ... 60

3.1.1. Dự đoán xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ ... 60

3.1.2. Dự đoán xu hướng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam ... 62

3.1.3. Dự đoán xu hướng FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội ... 65

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO HÀ NỘI NÓI CHUNG ... 66

3.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội ... 66

3.2.2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả các họat động xúc tiến đầu tư ... 70

3.2.3. Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư ... 72

3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI ... 75

3.3.1. Nhận thức đúng vai trò và định hướng rõ ràng về thu hút FDI của

Hoa Kỳ vào Hà Nội. ... 75

3.3.2. Có kế hoạch cụ thể và khả thi về thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội trong các giai đoạn ... 75

3.3.3. Tăng cường họat động xúc tiến đầu tư với Hoa Kỳ ... 76

3.3.4. Một số biện pháp khác ... 76

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTA : Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ CNTT : Công nghệ thông tin

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm nội địa) GPMB

KCN KCX KCNC

: Giải phóng mặt bằng : Khu công nghiệp : Khu chế xuất

: Khu công nghệ cao

ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh

PPP VĐT

: Mô hình hợp tác Nhà nước - Tư nhân : Vốn đầu tư

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua một số năm

Bảng 1.2 FDI của Hoa Kỳ vào một số lĩnh vực chính ở Việt Nam Bảng 1.3 FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư Bảng 2.1 Tình hình thu hút FDI vào Hà Nội qua một số năm Bảng 2.2 Số dự án FDI ở Hà Nội theo hình thức đầu tư Bảng 2.3 Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Hà Nội

Bảng 2.4 Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách thành phố Hà Nội Bảng 2.5 Đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội Bảng 2.6 Trình độ công nghệ khu vực FDI của Hà Nội

Bảng 2.7 FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội trước khi ký kết BTA

Bảng 2.8 Cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ vào Hà Nội trước khi ký kết BTA Bảng 2.9 FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội từ sau BTA đến trước khi Việt Nam

gia nhập WTO

Phụ lục 2: Lao động làm việc trong khu vực FDI tại Hà Nội Năm Số lao động (Người) Luỹ kế (Người) Năm Số lao động (Người) Luỹ kế (Người) 1989 200 200 1999 1.500 20.400 1990 600 800 2000 5.615 26.015 1991 950 1.750 2001 2.295 28.310 1992 1.200 2.950 2002 1.690 30.000 1993 1.950 4.900 2003 7.921 35.971 1994 2.900 7.800 2004 8.480 44.451 1995 3.300 11.100 2005 17.528 61.979 1996 3.100 14.200 2006 16.019 77.998 1997 2.800 17.000 2007 17.002 95.000 1998 1.900 18.900

Phụ lục 1: FDI vào Hà Nội theo lĩnh vực (cả dự án trong và ngoài cụm/KCN)

Tên ngành, lĩnh vực Theo dự án Theo tổng vốn đầu tư

Số dự án Tỷ lệ (%) VĐT(triệu USD) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp, lâm sản, thủy sản 20 1,1% 56,609 0,37%

Công nghiệp chế biến,chế tạo 334 19,1% 1.641,183 10,84%

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

3 0,2% 26,891 0,18%

Xây dựng 343 19,6% 301,181 1,99%

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác

122 7,0% 199,441 1,32%

Vận tải, kho bãi 36 2,1% 113,282 0,75%

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 64 3,7% 37,346 0,25%

Thông tin và truyền thông 258 14,8% 2.697,458 17,82%

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 30 1,7% 400,023 2,64%

Kinh doanh bất động sản 147 8,4% 8.103,617 53,54%

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

286 16,4% 114,811 0,96%

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

7 0,4% 18,130 0,12%

Giáo dục và đào tạo 54 3,1% 135,626 0,90%

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 19 1,1% 317,998 2,1%

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 14 0,8% 930,025 6,14%

Hoạt động dịch vụ khác 11 0,6% 12,486 0,08%

Cộng dự án ngoài cụm/KCN trên địa bàn Hà Nội

1748 100% 15.136,092 100%

Các dự án trong cụm/KCN (BQLDA không báo cáo chi tiết)

254 22,3% 3.536,000 18,94%

Tổng cộng trên địa bàn Hà Nội 1993 100% 18.672,092 100%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Tài chính quốc tế” - Học viện tài chính 2. Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp 2005

3. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

4. Các báo cáo của Phòng ĐTNN - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

- Tổng kết 20 năm (1987 - 2007) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội

- Báo cáo về tình hình FDI vào Hà Nội 3 tháng đầu năm 2011 và nhiệm vụ cho 9 tháng tới

- Một số nội dung báo cáo Thủ tướng chính phủ về đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt để tạo bước đột phá phát triển cho các dự án công nghệ cao sinh học và công nghệ phần mềm tại Hà Nội

5. Các website:

- Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) - Website của Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) - Thanglong.chinhphu.vn

- Vi.wikiapedia.org - Vietnamnet.com.vn - Vietbao.com

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 76 - 88)