Kinh nghiệm thu hút của Thái Lan

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 55 - 57)

b. Nguyên nhân chủ quan

2.3.2.1. Kinh nghiệm thu hút của Thái Lan

Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút FDI thích hợp và hiệu quả trong giai đoạn đầu.

Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1954, đến năm 1972 ban hành luật đầu tư nước ngoài và sau đó sửa đổi vào năm 1986, 1989. Luật đầu tư nước ngoài Thái Lan không cho phép người nước ngoài đầu tư vào ngành trồng lúa, nghề khai thác muối (muối mỏ), buôn bán nông sản trong nước, buôn bán bất động sản, xây dựng…

Đối với công tác quy hoạch, Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. Từ đó đưa ra những chính sách hợp lý hơn về thu hút FDI.

Để khuyến khích FDI, Thái Lan đã tiến hành chính sách thuế đặc biệt ưu đãi: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được...

Bên cạnh đó là chính sách ưu đãi về dịch vụ :Thái Lan giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải... Vì vậy, giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu hút FDI.

Để tạo môi trường hấp dẫn thu hút FDI, Thái Lan chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.

Chiến lược thu hút FDI của Thái Lan qua các thời kỳ cũng có sự biến đổi linh họat. Thời kỳ 1961 - 1971: là thời kỳ nền kinh tế thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật để phát triển kinh tế trong nước của Thái Lan. Vì thế trong giai đoạn này chính sách đầu tư của Thái Lan tập trung khuyến khích phát triển các liên doanh với nước ngoài. Thời kỳ 1972 - 1986: là thời kỳ Thái Lan thực thi chính sách giảm nhập khẩu, chỉ cho phép nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu chưa sản xuât được trong nước. Trong giai đoạn này, chính sách đầu tư tập trung vào khuyến khích các dự án làm hàng xuất khẩu, các dự án phải tạo ra 80% sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Thời kỳ 1987 - 1997: là thời kỳ khuyến khích mạnh mẽ các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Những công ty có 50% sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm phầm lớn cổ phần, còn các công ty có 100% sản phẩm phục vụ xuất khẩu thì có quyền bỏ 100% vốn để mua cổ phần công ty đó. Giảm bớt các dự án tập trung ở Bangkok, đồng thời cũng cho phép các nhà tư bản Thái Lan đầu tư ra nước ngoài. Thời kỳ 1998 - 2008: Thái Lan chú trọng đối tác Hoa Kỳ cả về chính trị kinh tế và đầu tư để phát triển đất nước. Rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã hoạt động tốt ở nước này nhất là lĩnh vực chế xuất và du lịch.

Việt Nam cũng như Hà Nội có thể học tập Thái Lan thu hút FDI nói chung và thu hút FDI của riêng Hoa Kỳ vào các khu chế xuất hay thông qua các dự án du lịch, giải trí - lĩnh vực được Hoa Kỳ quan tâm nhất.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)