b. Nguyên nhân chủ quan
3.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội
a. Môi trường pháp lý
Cần thực hiện một số biện pháp:
Thứ nhất, hoàn thiện và cải thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư
nước ngoài.
Thứ hai, bên cạnh việc từng bước tiến hành cải cách các thủ tục liên quan
cách trước đó nhằm đưa ra biện pháp để các thủ tục này thực sự được cải thiện trên thực tế, ví dụ như việc thực hiện “cơ chế một cửa”…
Thứ ba, với vai trò là người giám sát, quản lý trực tiếp hoạt động đầu tư
nước ngoài, các cán bộ cần dựa trên tình hình thực tế của hoạt động đầu tư (các ưu điểm và những tồn tại), tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra ý kiến của mình, đề xuất lên cơ quan làm luật để có những quy định, điều luật phù hợp hơn, cơ động và linh loạt để đáp ứng được sự thay đổi từng ngày trong hoạt động đầu tư.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với hoạt động đầu tư nước
ngoài theo hướng: Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy của các cơ quan có liên quan trực tiếp tới đầu tư, rà soát, tăng cường bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có năng lực, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học, đảm bảo phẩm chất, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư mà trước hết là tại các ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Thuế; Phòng kinh tế hạ tầng, các Ban quản lý dự án thuộc UBND các quận, huyện, thị xã; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức… đi đôi với việc phải kiên quyết không bố trí các công việc có liên quan đến đầu tư đối với những cá nhân có các biểu hiện sai phạm về phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp không đáp ứng được yêu cầu.
b. Môi trường chính trị
Trước hết, cần tiếp tục duy trì sự ổn định của nền chính trị, tạo niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư vào sự ổn định bền vững về chính trị mà thành phố Hà Nội cũng như Việt Nam đã có trước đó.
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cần đề ra các biện pháp để chống tham nhũng, không chỉ ở cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư mà cả ở các cơ quan có liên quan ( cơ quan thuế, công an, xây dựng…), không chỉ ở khâu cấp phép mà còn ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư.
* Trước hết phải cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô:
- Cần thực hiện các biện pháp để thành phố tăng trưởng bền vững, ổn định. - Thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, giữ cho tỷ lệ lạm phát ở mức độ vừa phải và có thể chấp nhận được. Kiềm chế sự tăng mạnh của giá cả trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tăng giá những nguyên liệu đầu vào cần thiết cho sản xuất kinh doanh như: xăng, điện,…
- Về chính sách lãi suất: Phải hợp lý, tránh tình trạng lãi suất quá cao
- Chính sách ngoại hối cần linh hoạt, tuy được nhà nước điều tiết nhưng vẫn phải theo quy luật chung của thị trường.
* Nâng cao chất lượng và tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Là một thủ đô nhưng cơ sở hạ tầng của Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, từ hạ tầng giao thông cho đến các hệ thống hạ tầng phục vụ kinh tế, xã hội (năng lượng, nước…). Nhà nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng cần tăng cường đầu tư, kêu gọi đầu tư cũng như thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, cần tăng cường giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng về chất lượng cũng như tiến độ.
- Về hạ tầng giao thông, cần tiếp tục hoàn thiện những tuyến đường quan trọng từ thành phố sang các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn... và những tuyến đường liên quận huyện, những trục đường chính, quan trọng. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp khắc phục tình trạng ùn tắc kéo dài ở các khung giờ (đặc biệt là giờ cao điểm) tại Hà Nội.
- Về hệ thống cung cấp điện, một mặt tăng cường đầu tư vào hệ thống cung cấp và truyền tải điện, mặt khác cần có kế hoạch tiết kiệm điện hợp lý và phải được thông báo trước đến người dân trước khi tiến hành.
- Về hệ thống cấp thoát nước, cần tiến hành cải tạo những hệ thống cấp thoát nước hiện có; mặt khác, cần xây dựng hệ thống cấp thoát nước mới theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng.
- Về giải phóng mặt bằng (GPMB):
Đẩy nhanh tiến độ GPMB của các dự án, tạo quỹ đất sạch để phục vụ thu hút đầu tư là giải pháp quan trọng. Trên thực tế, chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong các năm qua thấp và liên tục sụt giảm là do vấn đề tiếp cận đất đai. Các giải pháp cụ thể là:
Tiếp tục đôn đốc triển khai các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án công nghiệp dịch vụ đã được cấp giấy phép, chấp nhận đầu tư. Cần tiến hành rà soát các dự án đô thị để bảo đảm đúng quy hoạch, khớp nối hạ tầng với các khu dân cư liền kề và bảo vệ tốt môi trường. Đồng thời cần tăng cường quản lý sử dụng đất đai, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm đất, theo đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân trong vùng GPMB.
Tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác GPMB và đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đối với các cụm công nghiệp để tiếp nhận các dự án đầu tư. Các vấn đề bức xúc trong GPMB nên đặc biệt quan tâm, linh hoạt vận dụng mọi quy định của pháp luật tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và người dân có phương án GPMB phù hợp nhất. Nông dân bị mất đất nông nghiệp được tạo điều kiện đất dịch vụ để ổn định cuộc sống. Lãnh đạo thành phố, các Sở, ban, ngành và địa phương nên thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn bức xúc.
Về chính sách GPMB, nên phát huy những chính sách cụ thể như: hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho các đối tượng có đất bị thu hồi, đặc biệt với những hộ mất đất nông nghiệp nhiều sẽ được Nhà nước cấp một diện tích đất nhất định để các hộ dân tổ chức sản xuất, làm dịch vụ... Cụ thể sau khi hình thành các cụm, điểm công nghiệp, chính quyền sẽ đền bù GPMB, đầu tư cơ sở hạ tầng và mời các nhà đầu tư vào đầu tư. Hoặc cách thứ hai, sẽ có các nhà đầu tư hạ tầng trước, sau đó các nhà đầu tư vào sau. Với cách này, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư trong quá trình GPMB, xây dựng hạ tầng. Cả
hai cách này đều hướng đến mục tiêu, các doanh nghiệp đến đầu tư phải được thuê mặt bằng “sạch” và không phải lo nghĩ việc GPMB.
d. Môi trường khác
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…) bằng các giải pháp:
- Tăng cường thu hút đầu tư vào giáo dục, đặc biệt vào xây dựng các đô thị đại học; tận dụng nguồn ODA cho giáo dục để cải thiện chất lượng nền giáo dục.
- Mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu lao động trình độ, tay nghề cao hiện nay.
- Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của các quốc gia đầu tư, từng bước giảm số người quản lý, lao động tay nghề cao vào chuyên gia nước ngoài trong các vị trí quan trọng và của các doanh nghiệp FDI.
* Vấn đề về môi trường đô thị cũng rất quan trọng. Không những phải tăng cường đầu tư vào cải thiện môi trường đô thị, còn phải tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp xem họ đã thực hiện đúng các biện pháp về môi trường chưa, và phải xử lý thật nghiêm nếu có vi phạm. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.