Trước khi ký kết hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (BTA)

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 29 - 35)

a. Do FDI có nhiều ưu điểm

2.1.2.1.Trước khi ký kết hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (BTA)

Trước khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, thương mại và đầu tư giữa hai nước hầu như không có gì đáng kể. FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội thời kỳ đó là hầu như không có, vài dự án chỉ dừng lại ở mức thăm dò. Kể từ đầu năm 1994, khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, đầu tư giữa hai nước mới bắt đầu được thiết lập. Trong giai đoạn đó, ở Hà Nội cũng nhen nhóm một vài dự án FDI từ Hoa Kỳ mà vài dự án còn hiệu lực đến ngày nay như: “Chi nhánh ngân hàng City Bank N.A tại Hà Nội” (vốn đầu tư 20 triệu USD), “Cao ốc quốc tế Hồ Tây” (vốn đầu tư 16 triệu USD), “Công ty phát triển nhà Hanoi - Cali hữu hạn” (3,15 triệu USD). Có thể thấy, ở giai đoạn này, các dự án rất ít nhưng vốn khá cao và chủ yếu tập trung vào kinh doanh bất động sản, ngân hàng…

Từ sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ (11/07/1995), thương mại giữa Hà Nội và Hoa Kỳ có tiến triển nhưng các dự án FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội vẫn rất ít (7 dự án). Trong đó, đáng kể nhất là dự án vào lĩnh vực y tế của Hoa Kỳ với số vốn đầu tư cao kỷ lục (50 triệu USD) là “Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ”, có thể nói đây là dự án hiếm có của Hoa Kỳ vì số vốn rất lớn và và vì đây không phải là lĩnh vực mà Hoa Kỳ thường đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên dự án này đã bị ngưng trệ trong một thời gian dài, hiện giờ mới tiếp tục xây dựng.

Bảng 2.7: FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội trước khi ký kết BTA Năm Số dự án Tổng VĐT (triệu USD) Dự án có VĐT trên 1 triệu USD Số dự án Tỷ lệ (%) 1994 3 39,150 3 100% 1995 1 1,65 1 100% 1996 - - - - 1997 1 50 1 100% 1998 2 2,799 1 50% 1999 - - - - 2000 (Trước 7/2000) - - - - Tổng 7 93,014 6 85,71%

(Nguồn: Tổng hợp từ danh mục dự án FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội)

Về lĩnh vực đầu tư, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực mà Hoa Kỳ vốn có ưu thế như: ngân hàng bảo hiểm, kinh doanh văn phòng, công nghệ thông tin. Đó là các lĩnh vực mà ở Việt Nam cũng như Hà Nội còn khá mới mẻ và thiếu vốn lúc bấy giờ.

Bảng 2.8: Cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ vào Hà Nội trước khi ký kết BTA

Lĩnh vực đầu tư Số dự

án

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Công nghệ thông tin 2 1,255

Tài chính ngân hàng 1 20

Kinh doanh bất động sản 2 19,150

Văn hóa - xã hội 1 50

Vận tải 1 2,609

Lĩnh vực khác - -

Tổng 7 93,014

( Nguồn: Tổng hợp từ danh mục dự án FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội)

Tóm lại, trong giai đoạn này, dù số dự án còn rất hạn chế, nhưng số vốn

đầu tư vào từng dự án khá cao (hầu hết là trên 1 triệu USD, có 3 dự án trên 10 triệu USD), tổng vốn đầu tư là hơn 93 triệu USD. Điều này chứng tỏ, dù các nhà đầu tư Hoa Kỳ chưa quan tâm nhiều đến Hà Nội nhưng FDI Hoa Kỳ đã đem lại cho Hà Nội lượng vốn đầu tư không nhỏ và rất hữu ích, nhất là trong thời điểm bấy giờ, khi Hà Nội đang bắt đầu công cuộc đổi mới, rất cần vốn để phát triển kinh tế.

2.1.2.2. Từ sau khi ký kết hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO

* Vài nét về hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA):

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết tháng 7/2000, chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001 đã đưa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ lên một bước mới. Với 4 phần: tiếp cận thị trường, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư, các cam kết toàn diện trong Hiệp định thương mại của hai quốc gia sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

* Thuận lợi từ BTA cho đầu tư nói chung, cho FDI nói riêng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việc ký kết BTA tạo điều kiện tăng cường FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam mà còn sẽ thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và nó sẽ được coi là cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam. Việt Nam sẽ giành được thêm cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính, phương thức quản lý hiện đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến. BTA sẽ giúp tạo lập một sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. BTA cũng mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp tận dụng thị trường ASEAN rộng lớn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ và các doanh nghiệp có

vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình từ 3 - 6 năm).

Thứ hai, Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt nam cam kết tuân thủ các quy định

của WTO về Tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc trong pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam đồng ý cho phép các công ty và các cá nhân Mỹ đầu tư vào các thị trường của một loạt các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm: kế toán, quảng cáo, ngân hàng, máy tính, phân phối, giáo dục, bảo hiểm, luật và viễn thông. Hầu hết các cam kết về các lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3 đến 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đặc biệt là những cam kết rất rõ ràng trong 3 lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Mỹ - ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông.

Thứ ba, Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam có các bảo đảm về đối

xử Tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và bảo vệ trong trường hợp tước quyền sở hữu. Đồng thời, Việt Nam cam kết tiến hành những thay đổi sau trong cơ chế đầu tư của mình:

- Chuyển đổi lợi nhuận ra ngoại tệ: Các công ty đa quốc gia của nước ngoài sẽ có quyền chuyển lợi nhuận ra ngoại tệ giống như các công ty Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngưỡng vốn góp: Vào thời điểm ký hiệp định, phần vốn góp của Hoa Kỳ trong liên doanh ít nhất phải chiếm 30% vốn pháp định của liên doanh. Yêu cầu này sẽ được loại bỏ trong sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

- Các yêu cầu về nhân sự đối với liên doanh: Trong vòng 3 năm Việt nam sẽ cho phép các công ty đa quốc gia của Mỹ có quyền lựa chọn các chức vụ lãnh đạo cao cấp mà không có hạn chế về quốc tịch.

- Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Việt Nam đồng ý trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực sẽ xoá bỏ tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) không phù hợp với quy định của WTO, ví dụ như các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá.

Thứ tư, về tính minh bạch, Việt Nam đồng ý thực hiện một cơ chế thương

mại hoàn toàn minh bạch bằng cách cho phép góp ý kiến vào các dự thảo luật và quy định, đảm bảo sẽ công khai trước tất cả các luật và các quy định đó; bằng cách công bố tất cả các văn bản đó; và cho phép công dân và các công ty Hoa Kỳ có quyền khiếu nại các quy định đó.

* Tình hình FDI vào Hà Nội sau hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

Ngay sau khi BTA được ký kết, trong năm 2000, có 2 dự án với tổng số vốn 2,5 triệu USD, mỗi dự án đều có vốn đầu tư trên 1 triệu USD. Năm 2001, ở Hà Nội có 4 dự án FDI của Hoa Kỳ được cấp, trong đó đáng chú ý hơn cả là dự án “Công viên Công nghệ Việt Mỹ (ATI)” với tổng vốn đầu tư 4,8 triệu USD vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Ba dự án còn lại, một dự án là vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, hai dự án còn lại đều vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Tổng vốn đầu tư trong năm 2001 là 6,46 triệu USD. Trong các năm tiếp theo, tuy BTA đã có hiệu lực, một số điều khoản trong BTA đã phát huy tác dụng nhưng số dự án FDI vào Hà Nội cũng không có những biến chuyển đáng kể. Từ năm 2002 đến hết năm 2006, chỉ có 7 dự án FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào Hà Nội với tổng vốn đầu tư là hơn 6 triệu USD.

Trong cả giai đoạn từ sau khi BTA được ký kết đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO (từ 2001 đến 2006), các dự án FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội tăng không nhiều so với giai đoạn trước, vốn đầu tư của từng dự án cũng không lớn (nhỏ hơn giai đoạn trước), cao nhất là dự án “Công ty liên doanh Cinema 1 Việt Nam” với tổng vốn đầu tư là 5 triệu USD, ít hơn kỷ lục của giai đoạn trước rất nhiều (đó là dự án Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ với 50 triệu USD). Tổng vốn đầu tư của cả giai đoạn cũng chưa đạt 15 triệu USD - là con số quá nhỏ so với giai đoạn 1989-2000 (hơn 93 triệu USD).

Lĩnh vực đầu tư chủ yếu vào Hà Nội của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong giai đoạn này là công nghệ thông tin. Trong 12 dự án FDI thì có tới 6 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin với tổng số vốn đầu tư trên 6,73 triệu USD. Còn lại là vào l số lĩnh vực như: công nghiệp thực phẩm (2 dự án; 0.31 triệu USD), văn hóa - xã hội (2 dự án; trên 6,5 triệu USD), may (1 dự án; 1,5 triệu USD)...

Bảng 2.9: FDI của Hoa Kỳ vào Hà Nội từ sau BTA đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO

Năm Số dự án Tổng VĐT (triệu USD) Dự án có VĐT trên 1 triệu USD Số dự án Tỷ lệ (%) 2000 (sau 7/2000) 2 2,5 2 50% 2001 3 6,46 1 33,33% 2002 2 0,78548 - - 2003 1 5 1 100% 2004 - - - - 2005 3 0,416666 - - 2006 1 0,02 - - Tổng 12 14,142186 3 21,43%

Như vậy, cho dù Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết

và bắt đầu phát huy hiệu lực, nhưng sức ảnh hưởng của nó với dòng FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Nội là chưa nhiều, những thuận lợi do BTA mang lại vẫn chưa được tận dụng.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 29 - 35)