Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 57 - 60)

b. Nguyên nhân chủ quan

2.3.2.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong những năm qua, Trung Quốc đã thu hút được một khối lượng lớn vốn FDI trên thế giới (mặc dù có giảm sút sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, nay đã bắt đầu phục hồi trở lại và gia tăng). Có thể nói, FDI cùng với các luồng vốn khác đã thực sự đóng vai trò mở đường cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc trong những thập kỷ qua, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Trung Quốc. So sánh với Việt Nam, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng cơ bản về điều kiện phát triển và sự lựa chọn những mô hình kinh tế chuyển đổi. Hơn nữa, Việt Nam đã chậm hơn so với Trung Quốc gần 10 năm trong việc thu hút FDI. Vì vậy, việc xem xét và học tập kinh nghiệm thu hút FDI phục vụ quá trình hiện đại hóa ở Trung Quốc sẽ rất bổ ích đối với Việt Nam trong thu hút FDI nói chung và thu hút FDI từ Hoa Kỳ.

Thứ nhất, Trung Quốc đã mở rộng địa bàn thu hút vốn FDI nước ngoài

từng bước, nhiều tầng, ra mọi hướng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương mở cửa vùng ven biển là nơi có vị trí thuận lợi trong giao lưu buôn bán quốc tế. Từ mở cửa ven biển sẽ dần dần mở sâu vào nội địa. Những bước đi như vậy đã dần hình thành kinh tế mở cửa từ điểm, đến tuyến, đến diện. Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã tiến hảnh mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập 5 đặc khu kinh tế, sau đó là việc mở cửa 14 thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biên.

Với Việt Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hải Phòng và các tỉnh biên giới là những tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để lập và xây dựng cửa khẩu và cảng biển quốc tế để từ đó xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch giải trí liên hoàn để thu hút FDI. Hoa Kỳ đặc biệt mạnh trong lĩnh vực công nghệ cao, vận tải và du lịch giải trí nên phát triển cửa khẩu và cảng biển quốc tế ở các tỉnh theo hướng trên nhằm

thu hút FDI từ Hoa Kỳ là điều hoàn toàn khả thi và có tiềm năng lớn với Việt Nam.

Thứ hai, Trung Quốc rất chú trọng cải thiện môi trường luật pháp. Cho đến

nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến thương mại và FDI nước ngoài. Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế, theo cam kết WTO. Với Việt Nam điều này đáng học tập vì Hoa Kỳ rất coi trọng luật quốc tế về đầu tư và luật đầu tư của Hoa Kỳ có nhiều điểm rất phù hợp với các cam kết của Việt Nam với WTO. Để thu hút FDI từ Hoa Kỳ, việc hiểu và làm theo luật quốc tế trong đó có cam kết WTO là rất quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư.

Thứ ba, Trung Quốc tập trung tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi

cho các hoạt động FDI nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách biện pháp trên nhiều lĩnh vực để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi (như ưu đãi thuế đối với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ đầu tư, đặc biệt là giữa người Hoa trong nước và Hoa kiều, mở rộng các lĩnh vực đầu tư. Với những biện pháp, chính sách trên, các chuyên gia nước ngoài đánh giá Trung Quốc là nước hiện có môi trường đầu tư phù hợp tới 75% so với tiêu chuẩn thế giới.

Thứ tư, để ngăn cản sự giảm sút của dòng vốn FDI, Chính phủ Trung Quốc

đưa ra hàng loạt các chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư như: Miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị nhập khẩu; cho phép mở cửa thêm một số lĩnh vực mà trước kia người nước ngoài không được đầu tư vào (viễn thông, bảo hiểm); khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao; ký với Hoa Kỳ hiệp định thoả thuận một số điều kiện nhằm giúp Trung Quốc mau chóng gia nhập WTO với

hy vọng khi đã là thành viên chính thức của tổ chức này thì thị trường Trung Quốc ở cả hai lĩnh vực thương mại và đầu tư sẽ nhộn nhịp hơn;…

Với Việt Nam, một minh chứng rõ ràng là sau hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng 5 lần, tạo điều kiện giúp Việt Nam gia nhập WTO và thu hút các đối tác khác đầu tư vào Việt Nam, tạo làn sóng FDI từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Có thể thấy, dù mỗi quốc gia có những biện pháp riêng để tăng cường thu hút FDI cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng về cơ bản vẫn là chú trọng vào một số khía cạnh như: cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư, tăng cường chính sách ưu đãi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng… Với sự tương đồng về một số mặt với các quốc gia trên, Việt Nam cũng như Hà Nội có thể rút ra những kinh nghiệm thu hút của các quốc gia đó để làm bài học cho bản thân, từ đó có những bước đi phù hợp của riêng mình để thu hút dòng FDI từ Hoa Kỳ tương xứng với tiềm năng của hai bên.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào hà nội (Trang 57 - 60)