I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY
5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm ngành nghề sản xuất diễn ra trên địa bàn rộng nên Công ty Cầu 3 Thăng Long tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, nghĩa là: toàn bộ công tác kế toán của Công ty được làm tập trung trên phòng kế toán từ khâu xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp đến lập báo cáo kế toán và phân tích số liệu. Bên cạnh đó ở mỗi đơn vị sản xuất được bố trí một nhân viên thống kê với nhiệm vụ: thống kê tình hình hiện có và sự biến động của toàn bộ tài sản của đơn vị mình về mặt số lượng để phục vụ cho công tác kế toán và quản lý kinh tế của Công ty. Định kỳ cuối tháng gửi các báo cáo về phòng kế toán công ty như:
- Báo cáo về lao động tiền lương
- Báo cáo về thực hiện kế hoạch sản lượng - Báo cáo về tình hình mua bán sử dụng vật tư - Báo cáo về tình hình sử dụng máy móc thiết bị.
Đồng thời thu thập tổng hợp các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gửi về phòng kế toán để tiến hành hạch toán kế toán theo các nghiệp vụ kinh tế.
Sơ đồ tổ chức phòng tài vụ - Công ty Cầu 3 Thăng Long
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 6 người với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
* Kế toán trưởng:
- Phụ trách chung, thay thế các nhân viên - khi họ tới công trường - trừ thủ quĩ.
- Giúp giám đốc quản lý sản xuất kinh doanh và XD Công ty ngày càng phát triển, chịu trách nhiệm trước Công ty và nhà nước về các hoạt động kế toán, tài chính trong quá trình SXKD đảm bảo có kết quả và phù hợp với chính sách của Nhà nước.
- Báo cáo kịp thời và trung thực kết quả SXKD với cấp trên, chấp hành các pháp lệnh kế toán thống kê TC, chế độ kế toán của Nhà nước,
* Kế toán tổng hợp và tính giá thành
- Tập hợp số liệu, lập quyết toán công trình, kiểm tra giám sát các số liệu kế toán, tính toán thanh toán với Nhà nước và cấp trên, thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong phòng.
- Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán TSCĐ, giá thành; lập các báo cáo tài chính tháng, quí, năm; chỉ đạo các nghiệp vụ kế toán.
* Kế toán VL và CCDC
- Tập hợp chi phí vật tư, hạch toán TSCĐ, theo dõi quản lý sử dụng vật tư, giá cả thị trường qua khâu thanh toán.
Kế toán trưởng
Kế toán NVL
và CCDC lương, BHXH Kế toán tiền và thanh toán nội bộ Kế toán tổng hợp và tính giá thành Kế toán tổng hợp và tính giá thành Thủ quỹ
- Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán tình hình nhập xuất VL, CCDC, thanh quyết toán vật tư các công trình, vào sổ theo dõi thanh toán với người bán và người cung cấp.
* Kế toán lao động tiền lương, BHXH và thanh toán nội bộ
Có nhiệm vụ thanh toán với các CNV về các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, thanh toán các chế độ nghỉ phép và các chế độ công tác phí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...
* Kế toán thanh toán với ngân hàng và các đơn vị khác:
- Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán vốn bằng tiền tại ngân hàng và thanh toán với ngân sách.
- Kế toán các nghiệp vụ vay trả, thu chi qua ngân hàng.
* Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ theo dõi thu, chi tiền mặt hàng ngày; cuối tháng rút số dư trên sổ chi tiết quí, đồng thời báo cáo tồn quĩ theo qui định của chế độ kế toán.
Đặc biệt phòng kế toán Công ty có sử dụng một hệ thống máy vi tính được cài đặt chương trình kế toán mới đã giúp cho việc theo dõi hạch toán kế toán các hoạt động về tài chính của công ty một cách nhanh chóng đầy đủ và thuận tiện.
Cùng với việc quy định cụ thể phạm vi, trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, kế toán trưởng còn qui định rõ các loại chứng từ sử dụng trong kế toán sổ sách, cách ghi chép, lưu trữ chứng từ, trình tự, thời hạn hoàn thành của từng nội dung công việc, luôn có sự phối hợp kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa kế toán phần hành với nhau, giữa kế toán trưởng với kế toán viên.