IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1. Kế toán tổng hợp VL-CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.3. Phương pháp kế toán tổng hợp giảm VL-CCDC (xuất kho)
VL - CCDC trong các doanh nghiệp sản xuất giảm chủ yếu do xuất dùng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm, phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất, phục vụ cho nhu cầu bán hàng, nhu cầu quản lý doanh nghiệp và một số nhu cầu khác, góp vốn liên doanh, nhượng bán, cho
thuê... kế toán phải phản ánh kịp thời tình hình xuất dùng VL - CCDC tính toán chính xác giá thực tế xuất dùng theo phương pháp tính đã đăng ký và phân bổ đúng đắn vào các đối tượng sử dụng.
Tuy VL - CCDC đều là tài sản cố định của doanh nghiệp, nhưng do có sự khác nhau và đặc điểm của chúng khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, phương pháp kế toán tổng hợp vật liệu xuất dùng có sự khác nhau nhất định so với phương pháp kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ xuất dùng.
1.3.1. Phương pháp kế toán tổng hợp giảm vật liệu:
- Xuất kho vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, căn cứ vào giá thực tế xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621: dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
Nợ TK 627 (2): dùng cho phục vụ, quản lý ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641 (2): dùng cho nhu cầu bán hàng
Nợ TK 642 (2): dùng cho quản lý chung toàn doanh nghiệp.
Nợ TK 214 (2413, 2412): dùng cho sửa chữa tài sản cố định, cho xây dựng cơ bản
Có TK 152 (chi tiết liên quan)
- Xuất kho vật liệu tự chế hoặc thuế ngoài gia công chế biến: Nợ TK 154 (chi tiết liên quan)
Có TK 152
- Xuất vật liệu góp vốn liên doanh với đơn vị khác: căn cứ vào giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh quyết định và giá thực tế (giá trị ghi sổ) vật liệu xuất góp đều xác định chênh lệch, nếu:
+ Giá trị vốn góp lớn hơn giá thực tế, kế toán ghi: Nợ TK 128, 222: giá trị vốn góp
Có TK 412: chênh lệch tăng Có TK 152: giá thực tế vật liệu
+ Giá trị vốn góp nhỏ hơn giá thực tế vật liệu: Nợ TK 128, 222 - giá trị vốn góp
Nợ TK 412 - chênh lệch giảm Có TK 153 - giá thực tế vật liệu
- Xuất bán, cho vay: căn cứ giá thực tế số vật liệu xuất bán hoặc cho vay, ghi: Nợ TK 632, 138 (8)
Có TK 152
- Giảm do mất mát, thiếu hụt, mọi trường hợp phát hiện vật liệu bị thiếu hụt, mất mát trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản thì phải xác định nguyên nhân và người chịu trách nhiệm vật chất.
+ Nếu do ghi chép nhầm lẫn, cân đo đong đếm sai cần phải điều chỉnh sổ kế toán cho đúng với số thực tế theo phương pháp chữa sổ quy định:
Nợ TK liên quan Có TK 152
+ Nếu thiếu hụt trong định mức được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 Có TK 152
+ Nếu thiếu hụt ngoài định mức do người chịu trách nhiệm gây nên: Nợ TK 111: số bồi thường vật chất đã thu.
Nợ TK 334: trừ vào tiền công.
Nợ TK 138 (8): số bồi dưỡng phải thu Có TK 152
+ Nếu chưa rõ nguyên nhân, phải chờ xử lý: Nợ TK 138 (1)
Có TK 152
Khi có quyết định xử lý, tuỳ trường hợp cụ thể ghi: Nợ TK liên quan
- Giảm do đánh giá lại: Nợ TK 412
Có TK 152
1.3.2. Phương pháp kế toán tổng hợp xuất dùng công cụ dụng cụ:
Việc tính toán, phân bổ giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần tuỳ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ.
Trường hợp phân bổ một lần, khi xuất dùng căn cứ vào giá thực tế tính được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng sử dụng.
Trường hợp phân bổ nhiều lần, khi xuất dùng căn cứ vào giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng để tập hợp vào bên nợ TK 142 (1), sau đó căn cứ vào số kỳ cần phân bổ để tính ra số phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ.
Dưới đây là một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến xuất dùng công cụ dụng cụ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh;
- Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ; tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627 (3) Nợ TK 641 (3) Nợ TK 642 (3)
Có TK 153 (1531, 1532)
- Đối với những công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê có giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ kinh doanh.
Nợ TK 142 (1)
Có TK 153 (1531, 1532, 1533)
giá thực tế xuất dùng cho thuê.
Căn cứ vào số phân bổ cho từng kỳ:
Nợ TK liên quan: TK 627, 641, 642 (chi tiết liên quan) Nợ TK 821
Riêng đối với số đồ dùng cho thuê còn phải phản ánh số thu về cho thuê và việc nhận lại các đồ dùng cho thuê.
+ Số thu về cho thuê. Nợ TK 111, 112 Có TK 511 (3) Có TK 721
+ Khi nhận lại công cụ dụng cụ cho thuê: Nợ TK 153 (3)
Có TK 142 (1): Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí
Các nghiệp vụ khác về góp vốn liên doanh, nhượng bán, mát mát, thiếu hụt... công cụ dụng cụ cũng được kế toán tương tự như đối với vật liệu.
Kế toán tổng hợp tình hình tăng giảm VL - CCDC theo phương pháp KKTX được khái quát theo sơ đồ TK kế toán sau:
Pha
TK 151 TK 152, 153
Nhập kho hàng đi đường kỳ trước
TK 111, 112, 141, 311, 331 TK 133
Thuế VAT
Nhập kho do mua ngoài
TK 333
Thuế nhập khẩu
TK 411
Phần vốn góp liên doanh, cổ phần
TK 154
Nhập kho do tự chế, thuê ngoài gia công chế biến
TK 128, 222
Nhận lại vốn góp liên doanh
TK 338 (1)
Phát hiện thừa khi kiểm kê
TK 338 (1)
TK 412
Chênh lệch tăng do đánh giá lại
TK 621
Xuất dùng trực tiếp cho SX, chế tạo
Sản phẩm
TK 627, 641, 642, 241
Xuất kho phục vụ quản lý., SX, bán hàng, QLDN, XDCB TK 142 (1) CCDC phân bổ nhiều lần Phân bổ dần vào CFSXKD TK 632(157) Xuất bán TK 154
Xuất tự chế hoặc gia công chế biến
TK 128, 222
Xuất góp vốn liên doanh
TK 138 (1)
Phát hiện thiếu khi kiểm tra
TK 142