Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty Cầu 3 Thăng Long

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sản xuất kinh doanh (Trang 43 - 46)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY

4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty Cầu 3 Thăng Long

3 Thăng Long

* Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cơ quan chủ quản về mọi hoạt động SXKD của đơn vị mình, điều động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, đồng thời là người đại diện cho Công ty ký kết các hợp đồng.

* Các phó giám đốc: Là người tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động trong Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc những việc mình phụ trách.

* Phòng kỹ thuật:

- Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật nhận thiết kế, trên cơ sở đó lập biện pháp thi công cụ thể cho từng công trình và từng hạng mục công trình. Lập

công nghệ chi tiết, phát hiện những sai sót trong thiết kế để xử lý, đồng thời giám sát công trình thi công, đảm bảo chất lượng công trình.

- Tổ chức lập biện pháp thi công, lập dự toán công trình, khai thác các nguồn lực sẵn có của Công ty phục vụ cho thi công như: vật tư, máy móc, thiết bị...

- Lập tiêu lượng định mức vật tư thiết bị giao cho phòng vật tư thiết bị tổ chức thực hiện trước khi khởi công công trình.

- Tổng hợp tài liệu, lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu thanh toán công trình.

* Phòng kế hoạch:

- Lập các kế hoạch tháng, quý, năm, tiến độ thi công, tham mưu điều hành sản xuất theo kế hoạch, lập dự tón kinh tế.

- Tổ chức giao khoán, lập kế hoạch điều động thiết bị cho các công trình đảm bảo phù hợp với tiến độ thi công.

- Tổ chức công tác thống kê, thông tin kinh tế, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch. Đồng thời phối hợp với các phòng ban có liên quan để làm thủ tục bàn giao, thanh toán khi hoàn thành công trình.

* Phòng tài vụ - (tài chính - kế toán)

Nhiệm vụ chính của phòng là chấp hành các chế độ chính sách pháp luật của nhà nước trong doanh nghiệp, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả các nguồn vốn.

- Giúp giám đốc quản lý kinh tế và thực hiện giám sát bằng đồng tiền quá trình SXKD.

- Tổ chức luân chuyển chứng từ, kiểm tra chứng từ, cập nhật lên bảng kê và hạch toán kế toán. Vào các loại sổ sách chi tiết và tổng hợp theo pháp lệnh kế toán thống kê nhà nước ban hành. Đồng thời làm báo cáo quyết toán hàng năm, quí, báo cáo với nhà nước.

- Giải quyết vốn phục vụ cho sản xuất kịp thời, thanh quyết toán khối lượng công trình.

- Lập các kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư XDCB, kế hoạch mua sắm TSCĐ, trích khấu hao & sử dụng quỹ khấu hao của công ty.

- Thanh toán với ngân hàng, ngân sách và các đối tượng có liên quan đến hoạt động tài chính của Công ty.

* Phòng vật tư thiết bị:

- Tham mưu cho giám đốc chuẩn bị vật tư và thiết bị phục vụ sản xuất theo định mức và tiên lượng của từng công trình do phòng kỹ thuật cấp. Mua và cấp phát vật tư theo kế hoạch và định mức được duyệt, thu hồi vật tư thiết bị của các công trình đã hoàn thành.

- Phân cấp quản lý vật tư thiết bị cho các đội sản xuất - Điều động vật tư thiết bị theo tiến độ thi công

- Quản lý quá trình sử dụng vật tư thiết bị tại kho và các công trình - Lập kế hoạch bảo dưỡng trung tu và đại tu thiết bị

- Xác định mức cấp phát nhiên liệu

- Kiểm tra lập kế hoạch thanh lý TSCĐ - Thanh lý quyết toán vật tư thiết bị

* Phòng tổ chức:

- Xây dựng nội quy, quy chế cho công tác quản lý, xác định chế độ công tác, làm việc và mối quan hệ công tác giữa các bộ phận trong Công ty.

- Thi hành các chính sách, chế độ với CBCNV

- Quản lý hồ sơ CBCNV, chuẩn bị hồ sơ tuyển dụng thôi việc, đề bạt khen thưởng... để giám đốc ra quyết định.

Do sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng. Vì vậy, Công ty Cầu 3 Thăng Long tổ chức các bộ phận sản xuất thành các đơn vị xây lắp tổng hợp có thể đảm nhiệm tất cả các phần công việc của một công trình, đứng đầu là chỉ huy trưởng công trình chịu trách nhiệm điều hành sản xuất theo khối lượng công việc được giám đốc giao, quản lý toàn bộ tài sản của đơn vị mình và chịu trách nhiệm vật chất về tài sản của đơn vị trước giam đốc Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãnh đạo Công ty trực tiếp chỉ đạo các đơn vị xây lắp, các đơn vị này nhận nhiệm vụ và triển khai thực hiện theo sự điều hành của ban giám đốc Công ty.

Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện, giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể cho một đơn vị xây lắp thực hiện thi công, đồng thời cung cấp cho đơn vị đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất như: vốn, vật tư, thiết bị, nhân công... đảm bảo cho công trình được hoàn thành đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng thiết kế.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sản xuất kinh doanh (Trang 43 - 46)