Vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng Việt

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 92 - 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng Việt

Nguyên tắc để chỉnh lí và chuẩn hóa thuật ngữ nói chung, thuật ngữ vật lí tiếng Việt nói riêng, chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn Đức Tồn [ 60]. Ông cho rằng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cần và đủ của một thuật ngữ. Đó là những phẩm chất cần phải có, những phẩm chất thuộc bản thể của thuật ngữ.

Các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ đƣợc ông nêu là:

1) Tính khoa học

Tính chất này đƣợc hiểu bao gồm tính chính xác, tính hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thuật ngữ có tính chính xác có nghĩa là nó phải biểu hiện đúng khái niệm khoa học / chuyên môn mà không gây nhầm lẫn. Một thuật ngữ lí tƣởng là thuật ngữ phản ánh đƣợc đặc trƣng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm mà nó biểu hiện. Tuy nhiên không thể đòi hỏi thuật ngữ phải phản ánh một cách đầy đủ tất cả mọi phƣơng diện, mọi khía cạnh của khái niệm ngay ở hình thái bên trong của thuật ngữ. Thậm chí cá biệt có trƣờng hợp thuật ngữ chỉ phản ánh một đặc trƣng không cơ bản về phƣơng diện thực tiễn, nhƣng đó là đặc trƣng đủ để khu biệt và nhận chân đúng khái niệm / đối tƣợng mà thuật ngữ biểu thị.

Khi nói đến tính hệ thống của thuật ngữ cần phải chú ý đến cả hai mặt: Hệ thống khái niệm mà thuật ngữ biểu hiện (tức là xét về nội dung) và hệ thống cách biểu thị (xét về hình thức cấu tạo thuật ngữ).

Chúng tôi nhận thấy chính việc xây dựng thuật ngữ vật lí tiếng Việt theo các mô hình cấu tạo phổ biến đã nêu sẽ đảm bảo đƣợc tính hệ thống về hình thức cho các thuật ngữ.

Vềtính ngắn gọn của thuật ngữ

Thuật ngữ cũng nhƣ mọi đơn vị khác của từ vựng đều mang tính chất định danh. Nếu thuật ngữ có dạng cụm từ dài dòng thì sẽ thiên về mang tính chất miêu tả hay định nghĩa khái niệm, đối tƣợng nhiều hơn. Do đó muốn cho kết cấu của thuật ngữ đƣợc chặt chẽ, đảm bảo tính chất định danh của nó thì về mặt hình thức đòi hỏi thuật ngữ phải ngắn gọn, cô đọng. Thuật ngữ có dạng lí tƣởng nhất xét theo tiêu chuẩn này là thuật ngữ có cấu tạo chỉ gồm một từ (từ đơn hoặc từ ghép), hoặc theo kết quả nghiên cứu đã trình bày trên đây, chỉ gồm tối đa 2 - 3 ngữ tố.

2) Tính quốc tế của thuật ngữ

Theo Nguyễn Đức Tồn, tính quốc tế của thuật ngữ không phải chỉ đƣợc thể hiện ở mặt hình thức cấu tạo ngữ âm hoặc chữ viết, mà đặc biệt là còn đƣợc thể hiện ở mặt hình thái bên trong của nó (nghĩa là cách chọn đặc trƣng của sự vật,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khái niệm... làm cơ sở định danh khi đặt thuật ngữ). Nói cụ thể hơn, tính quốc tế về nội dung của thuật ngữ đƣợc thể hiện ở chỗ: cùng một khái niệm hay đối tƣợng trong một lĩnh vực khoa học / chuyên môn, các ngôn ngữ chọn cùng một đặc trƣng nào đó để làm cơ sở định danh, đƣa vào hình thái bên trong của tên gọi / thuật ngữ ấy.

Các thuật ngữ vật lí tiếng Việt mà chúng tôi phân tích đều đƣợc thu thập từ các từ điển đối chiếu thuật ngữ vật lí Anh - Việt nên chúng thƣờng sao phỏng các thuật ngữ nƣớc ngoài. Các đặc trƣng khu biệt đƣợc thuật ngữ Anh lựa chọn cũng đƣợc thuật ngữ Việt lựa chọn. Do đó các thuật ngữ vật lí trong tiếng Anh và tiếng Việt đƣợc phân tích đã có tính chất quốc tế về phƣơng diện nội dung.

Vì vậy, tiêu chuẩn cần dựa vào để chỉnh lí và chuẩn hóa các thuật ngữ xây dựng tiếng Việt chỉ còn là tiêu chuẩn thứ nhất. Việc cần thiết là chúng ta cần rút gọn các thuật ngữ vật lí tiếng Việt đến mức có thể mà không gây phƣơng hại đến việc hiểu và sử dụng chính xác thuật ngữ. Đồng thời có thể sắp đặt lại trật tự các ngữ tố đƣợc giữ lại sau khi rút gọn theo mô hình cấu tạo thuật ngữ phổ biến đã nêu trên.

Tƣ liệu thực tế cho thấy các thuật ngữ vật lí tiếng Việt dài dòng thƣờng chứa các kết từ ngữ pháp và các ngữ tố miêu tả thuộc tính đối tƣợng, nhiều khi có cả các ngữ tố đồng nghĩa, trùng lặp nghĩa, khiến thuật ngữ mang tính chất là cụm từ miêu tả, hay định nghĩa đối tƣợng hơn là định danh đối tƣợng. Rất nhiều thuật ngữ cho phép có thể loại bỏ kết từ ngữ pháp và các ngữ tố thừa dƣ, ngữ tố nêu thuộc tính này để thuật ngữ gọn hơn và chặt chẽ hơn, mang tƣ cách là đơn vị định danh hơn. Đây chính là tiêu chí khoa học ngắn gọn và chặt chẽ của thuật ngữ khoa học đã nêu ở trên.

Mặt khác, theo Nguyễn Đức Tồn, do thuật ngữ là những đơn vị ngôn ngữ có thể đƣợc hiểu, đƣợc sử dụng chính xác theo quy ƣớc giữa những ngƣời cùng hoạt động trong một lĩnh vực khoa học hay chuyên môn, nên hoàn toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có thể dùng biện pháp rút gọn thuật ngữ bằng cách chỉ chọn giữ lại ngữ tố tiêu biểu đại diện, nhưng được quy ước hiểu theo nghĩa của cả cụm từ đầy đủ

chứa ngữ tố ấy.

Còn nói về việc chuẩn hóa thuật ngữ, theo Nguyễn Đức Tồn [60]), thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm / đối tƣợng khoa học / chuyên môn và chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học / chuyên môn nhất định. Do đó khác với từ ngữ thông thƣờng, thuật ngữ không phải đƣợc sử dụng tùy tiện trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau làm cho việc sử dụng nó khi thì đúng chuẩn, khi thì không đúng chuẩn, khiến phải chuẩn hoá nó. Trái lại, thuật ngữ về nguyên tắc luôn luôn chỉ đƣợc các nhà khoa học/ chuyên môn sử dụng để giao tiếp với nhau trong hoàn cảnh giao tiếp đã định - đó là hoàn cảnh giao tiếp khoa học hay chuyên môn. Trƣờng hợp một số thuật ngữ đƣợc sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp sinh hoạt đời thƣờng tuy có, nhƣng không nhiều. Khi đó các thuật ngữ này đã đƣợc toàn dân hoá, phi chuyên môn hoá thành từ ngữ thông thƣờng.

Do vậy, việc chuẩn hoá thuật ngữ chỉ còn phải thực hiện trong việc xây

dựng / cấu tạo hoặc chọn lọc thuật ngữ (đối với trƣờng hợp có các thuật ngữ

đồng nghĩa song song tồn tại) theo các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ đã nêu trên đây. Nếu một thuật ngữ đã đƣợc xây dựng, tạo ra đúng chuẩn, nghĩa là đáp ứng đƣợc tối đa các tiêu chuẩn của một thuật ngữ điển mẫu thì sẽ luôn luôn đƣợc sử dụng đúng chuẩn trong hoạt động giao tiếp khoa học / chuyên môn.

Vì vậy chúng tôi đề nghị áp dụng nguyên tắc và biện pháp vừa đƣợc trình bày trên đây để chỉnh lí, chuẩn hóa một số thuật ngữ vật lí tiếng Việt chƣa đƣợc chuẩn mực.

Ví dụ: các thuật ngữ: máy biến thế ngẫu nhiên, lò phản ứng hạt nhân

phải chăng có thể lƣợc bỏ các yếu tố thừa dƣ thành: biến thế ngẫu nhiên, lò

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiểu cấu tạo của thuật ngữ nhiệt lượng kế; Thuật ngữ Máy tách sóng âm tần

phải chăng có thể rút gọn thành Máy tách âm tần, vv.v…

Tất cả các thuật ngữ đƣợc dẫn minh họa trên đây đều đƣợc cấu tạo với thành phần chỉ gồm tối đa 2-3 ngữ tố theo mô hình cấu tạo phổ biến là cấu trúc danh ngữ chính phụ đã nêu.

3.4. TIỂU KẾT

Chƣơng 3 Luận văn nghiên cứu đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí dựa trên cơ sử lí thuyết định danh. Đinh danh là cách đặt tên cho một sự vật, hiện tƣợng. Khi định danh, trong số rất nhiều đặc trƣng của một sự vật, hiện tƣợng, ngƣời ta chỉ chọn đặc trƣng tiêu biểu phản ánh những đặc trƣng nhất định của một biểu vật. Tuy nhiên khi định danh các đối tƣợng có chung những thuộc tính cơ bản nào đó trong bản chất của mình và chỉ khác nhau ở những thuộc tính không căn bản, ngƣời ta sẽ không chọn đặc trƣng cơ bản mà phải chọn đến loại đặc trƣng không cơ bản, nhƣng có giá trị khu biệt, để làm cơ sở cho tên gọi.

Có thể xác định đƣợc bộ thuật ngữ vật lí tiếng Việt tiêu biểu tƣơng ứng với tám phạm trù nội dung ngữ nghĩa: cơ học, điện học, nhiệt học, quang học, thiên văn học, hạt nhân, nguyên tử, lƣợng tử.

Xét về mặt nội dung biểu đạt, thuật ngữ vật lí tiếng Việt có hai loại. Loại thứ nhất là các thuật ngữ dùng để định danh các khái niệm cơ bản thuộc về tám nhóm trong ngành vật lí nhƣ: cơ học, điện học, nhiệt học, quang học, thiên văn học, hạt nhân, nguyên tử, lƣợng tử. Các thuật ngữ loại thứ nhất là các thuật ngữ có một ngữ tố, có thể coi là các thuật ngữ nguyên cấp. Loại thứ hai có thể coi là các thuật ngữ thứ cấp, đƣợc tạo ra trên cơ sở loại thứ nhất, kèm theo các ngữ tố mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản của những sự vật, hiện tƣợng…đƣợc biểu thị bằng các thuật ngữ loại thứ nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số lƣợng lớn nhất là nhóm thuật ngữ trong lĩnh vực quang điện (342 thuật ngữ), tiếp theo tronglĩnh vực cơ học (265 thuật ngữ), điện học (198 thuật ngữ), thiên văn học (188 thuật ngữ), nguyên tử (166 thuật ngữ), nhiệt học (140 thuật ngữ), hạt nhân (111 thuật ngữ),và có số lƣợng ít nhất là ở lĩnh vực từ trƣờng (77 thuật ngữ).

Các đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở định danh tạo thành hình thái bên trong của các thuật ngữ vật lí tiếng Việt là những đặc trƣng bản chất, có giá trị khu biệt. Điều này đã đƣợc thể hiện rất rõ ở việc chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cách thức lựa chọn đặc trƣng làm cơ sở định danh khi tạo thuật ngữ vật lí cho 8 phạm trù chính. Kết quả cho thấy:trong khoa học vật lí, các khái niệm, sự vật, hiện tƣợng đƣợc định danh dựa trên các đặc trƣng khu biệt phổ biến nhất sau đây: tính chất: 19, phân loại: 11, vị trí: 9, hình dạng: 9, tác dụng: 8, đặc điểm: 8, cấu tạo: 7, lĩnh vực: 6, chủ thể: 6, chiều hƣớng: 4, mức độ: 4, thời điểm: 3.

Khi xây dựng các thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng có sự tƣơng ứng một - một về cấu tạo với việc định danh thuật ngữ, tức là mỗi một đặc điểm định danh bao giờ cũng có một yếu tố hình thức thể hiện nó và một thuật ngữ có bao nhiêu ngữ tố sẽ có bấy nhiêu thuộc tính đƣợc định danh, hay nói cách khác, có bao nhiêu thuộc tính hay đặc điểm cần định danh thì cần bấy nhiêu ngữ tố để biểu thị các thuộc tính ấy. Nhƣ vậy, một khái niệm, sự vật nào đó cần định danh phải xác định bao nhiêu đặc trƣng khu biệt để ứng với bấy nhiêu ngữ tố để biểu thị. song chính điều này đã khiến cho thuật ngữ vật lí quá dài dòng, mang tính miêu tả đối tƣợng hơn là định danh nó. Tuy nhiên để thuật ngữ ngắn gọn và cô đọng cần chọn chỉ một hoặc hai đặc trƣng đủ sức khu biệt sự vật, hiện tƣợng là tốt nhất, bởi hình thái bên trong của thuật ngữ không cho phép đƣa vào tất cả các đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng đƣợc thuật ngữ biểu thị. Chọn chỉ một hoặc hai đặc trƣng khu biệt sẽ khiến cho thuật ngữ chỉ có độ dài 2-3 ngữ tố.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận mang tính phổ quát sau đây do Nguyễn Đức Tồn đã rút ra khi nghiên cứu về định danh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự vật, dù đó là loại sự vật nào, là hình thức/hình dạng, kích cỡ, màu sắc, đặc

điểm cấu tạo, vai trò/chức năng. Những đặc trƣng khác chỉ đƣợc lựa chọn để

làm cơ sở định danh tuỳ thuộc vào từng loại đối tƣợng đặc thù" [ 57, 308]. "Quy luật chung trong sự định danh một phạm vi thế giới khách quan (hay trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa) là định danh trực tiếp. Hiện tƣợng định danh gián tiếp (do chuyển nghĩa) bao giờ cũng chiếm một số lƣợng không đáng kể trong mỗi trƣờng từ vựng.

Số lƣợng tên gọi nhƣ thế bao giờ cũng ít hơn số tên gọi vay mƣợn trong mỗi ngôn ngữ. Do đặc điểm loại hình, các đơn vị định danh trong tiếng Việt thƣờng đƣợc tạo ra theo kiểu phân tích tính. Bởi thế, chúng thƣờng dễ dàng thấy đƣợc lí do hơn so với ngôn ngữ Ấn - Âu nói chung, tiếng Nga nói riêng, vốn thƣờng đƣợc tạo ra theo kiểu hoà kết, tổng hợp tính. Bởi vì, nhƣ F. de Saussure đã nói: “Việc phân tích ngữ đoạn càng dễ dàng và ý nghĩa của các bộ phận càng rõ rệt thì tính chất có nguyên do lại càng trọn vẹn” [44, 226].

F. de Saussure cũng đã phát biểu ý kiến cho rằng: “(…) Những ngôn ngữ trong đó có tính võ đoán đạt đến mức tối đa thì có tính chất từ vị (tác giả nhấn mạnh - NĐT) hơn, còn những ngôn ngữ mà tính võ đoán hạ xuống mức tối

thiểu thì có tính chất ngữ pháp hơn”[44,228]. Đặc điểm định danh của tiếng

Việt và tiếng Nga đã hoàn toàn chứng tỏ tiếng Việt có tính chất ngữ pháp hơn, còn tiếng Nga hiển nhiên, có tính chất từ vị hơn. "[ 57,308-309].

Việc chuẩn hoá thuật ngữ vật lí tiếng Việt chƣa mang tính chuẩn mực do quá dài dòng chỉ cần thực hiện trong việc xây dựng / cấu tạo hoặc chọn lọc thuật ngữ (đối với trƣờng hợp có các thuật ngữ đồng nghĩa song song tồn tại) theo các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ: tính khoa học (bao gồm tính chính xác, ngắn gọn, hệ thống), tính quốc tế, bằng cách rút gọn thuật ngữ, chỉ chọn giữ lại ngữ tố tiêu biểu đại diện, nhƣng đƣợc quy ƣớc hiểu theo nghĩa của cả cụm từ đầy đủ chứa ngữ tố ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuyên ngành vật lí ở Việt Nam ngày càng đƣợc phát triển về mặt nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển, hệ thuật ngữ này còn nhiều điểm bất cập cần phải đƣợc nghiên cứu và điều chỉnh. Do vậy, mục đích của luận văn là trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm về cấu tạo và nội dung ý nghĩa của các thuật ngữ vật lí tiếng Việt đề ra những giải pháp tiến tới chuẩn hóa hệ thuật ngữ này.

1. Để làm cơ sở cho việc nhận thức bộ phận thuật ngữ vật lí tiếng Việt, luận văn dành sự quan tâm trƣớc hết cho việc nhận thức những vấn đề cơ bản nhất xung quanh khái niệm thuật ngữ khoa học. Chúng tôi cũng đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến thuật ngữ và xem xét một cách có hệ thống sự hình thành và phát triển của thuật ngữ vật lí tiếng Việt trong mối liên hệ mật thiết với quá trình phát triển của ngành vật lí.

Dựa trên cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và nội dung cơ bản của ngành vật lí, chúng tôi hiểu, thuật ngữ vật lí tiếng Việt là từ ngữ của ngành vật lí biểu thị các khái niệm, và chỉ tên các sự vật, hiện tƣợng trong các lĩnh vực của chuyên ngành vật lí.

2. Dựa vào quan niệm về yếu tố cấu tạo thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học Nga, các đặc điểm thuộc về bản thể mà thuật ngữ bắt buộc phải có và lí thuyết điển mẫu, luận văn đã đƣa ra nguyên tắc nhận diện thuật ngữ vật lí tiếng Việt. Luận văn đã khảo sát và chỉ ra những đặc điểm cơ bản nhất về cấu

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 92 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)