Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới, đã có nhiều nhiều công trình nghiên cứu thuật ngữ học. Ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học tiếng Việt xuất hiện khá muộn do hậu quả của chế độ phong kiến và chính sách nô dịch văn hoá của thực dân Pháp. Cho đến đầu thế kỷ XX, một số học giả Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thuật ngữ. Họ đã phát biểu quan niệm của mình trên các tờ báo xuất bản lúc đó:

Mở đầu là tác giả Dƣơng Quảng Hàm, trong bài “Bàn về tiếng An –

Nam” đăng ở báo Nam phong số 22 năm 1919, đã đề cập đến vấn đề mƣợn

thuật ngữ nƣớc ngoài. Theo ông thì ta không mƣợn tiếng Pháp đƣợc vì tiếng Pháp là tiếng có nhiều vần, có nhiều chỗ ta khó đọc, mà nên “mƣợn chữ nho (tức chữ Hán) vì “về triết học, kĩ nghệ Tầu dịch đúng và gần đủ, tiếng Tầu đồng chủng với tiếng ta”. Vũ Công Nghị cũng phát biểu quan điểm tƣơng tự trong bài viết của mình “tiếng An – Nam có nghèo không?” đăng trên báo

Nam phong số 59 năm 1922. Năm 1924 trên báo Hữu thanh số 15 năm 1922

trong bài “về sự dịch tiếng hóa học” Nguyễn Ứng cũng dựa vào tiếng Hán để đặt những thuật ngữ hóa học.

Thí dụ: acide sulfurique (SO4H2) - lƣu toan. acide sulfurenx (SO3H2) - lƣu toan bạc. acide persulfurique - lƣu toan quá.

Trái lại, Nguyễn Văn Thịnh lại không tán thành quan niệm dùng chữ Hán để đặt thuật ngữ hóa học. Ông nói rằng: “Nếu ta cứ mƣợn chữ Hán thì ngày kia thông dụng đã quen rồi, muốn sửa ắt là bất tiện”. Học giả này chủ trƣơng “mƣợn tiếng Latin hay Hy lạp nhƣ các tiếng trong thế giới mà phiên âm ra” chỉ không mƣợn tiếng Pháp, vì tiếng Pháp cũng mƣợn tiếng Latin hay Hylạp, ta nên đi tới cội nguồn phải tốt hơn” [dẫn theo 19, 39 - 40].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam, lúc này phong trào cách mạng nêu cao chủ trƣơng đúng đắn “tranh đấu vì tiếng nói, chữ viết” thì thuật ngữ khoa học mới dần dần đi vào tiếng ta. Những thuật ngữ này lúc đầu chủ yếu là về khoa học xã hội, đặc biệt là về chính trị và triết học, về sau mới phát triển sang các ngành khoa học khác.

Đối với các mảng thuật ngữ khoa học kĩ thuật thì lúc đó “khoa học tạp chí”

(1931 – 1933) đã có những đóng góp nhất định. Lúc này khuynh hƣớng chủ yếu là tiếp nhận dƣới dạng phiên âm một số ít thuật ngữ của tiếng Hán và tiếng Pháp.

Chẳng hạn, trên “khoa học tạp chí” số 39 năm 1932 Lê Văn Kim đã phát biểu chủ trƣơng “dùng ý nghĩa chữ Pháp mà dịch bằng chữ nho cho gọn gàng, đủ ý, nếu dịch ra đƣợc tiếng nôm hay cho tiếng Pháp mà dịch vần gọn đƣợc vừa càng hay”. Theo ông, đối với môn hóa học thì “bây giờ chúng ta đang ở vào cái thời kì học theo, chỉ có phận sự dịch thuật, chƣa tới trình độ đặt tên, thế thì cái phép tắc đặt tên ta chƣa cần biết vội”.

Khoảng hơn mƣời năm sau kể từ khi tờ “Khoa học tạp chí” ra đời, việc

đặt thuật ngữ mới đƣợc các nhà khoa học chú ý và phát biểu trong tờ Khoa

học (1942-1943). Chúng tôi xin dẫn một vài ý kiến của các học giả thời đó. Đặng Phúc Thông trên tạp chí Khoa học năm 1942 cho rằng “dịch âm tiếng Pháp sang tiếng ta có nhiều điều không tiện” vì “tiếng Pháp thuộc loại đa âm mà tiếng mình thuộc về loại độc âm…”. Ông chủ trƣơng học tập lối Trung Quốc đã làm, vì các loại sách thì dịch ra chữ nho, một số dịch âm, còn với hóa học thì theo cách đặt chữ nôm: Thí dụ: bismuth thì đọc là pi v.v.

Học giả Nguyễn Duy Thành, trong bài “Bàn về cách đặt tiếng hóa học”

in trên tạp chí Khoa học số 3 năm 1942 lại cho rằng cách đặt thuật ngữ hóa

học của Trung Quốc là không khoa học. Ông đề nghị lấy các kí hiệu mà gọi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

em-en ô hai.

Đặng Văn Dƣ trong bài “Một cách đặt tên ra tiếng Nam về khoa học”

đăng trên tờ Khoa học số 5 năm 1942 lại chủ trƣơng dùng lối nói lái để đặt

thuật ngữ.

Trong số các học giả thời kỳ này, đáng chú ý nhất là quan điểm của Hoàng Xuân Hãn với tác phẩm “Danh từ khoa học". Tiếp theo công trình của Hoàng Xuân Hãn, một số học giả khác cũng đã bắt đầu biên soạn những tập thuật ngữ đối chiếu khác. Chẳng hạn nhƣ Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn

với tác phẩm Danh từ thực vật, tủ sách nông học Việt Nam, Thuận Hoá 1945;

Đào Văn Tiến với tác phẩm Danh từ vạn vật học, do Tổng hội sinh viên Cứu

quốc xuất bản sau Cách mạng Tháng 8, Hà Nội, 1945; hay các tác phẩm khác:

Danh từ y học của Lê Khắc Thiên và Phạm Khắc Quảng, v.v...

Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt đã đƣợc trả lại vị trí xứng đáng của nó - từ chỗ là ngôn ngữ của một dân tộc mất nƣớc, tiếng Viết trở thành ngôn ngữ chính thức của một nhà nƣớc độc lập có chủ quyền, đƣợc dùng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, nghệ thuật…và đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện giảng dạy ở tất cả các cấp học. Nhờ vậy, thuật ngữ khoa học cũng đƣợc phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sau ngày hòa bình lập lại (1954), miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo ra bƣớc phát triển mới cho thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Tuy vậy, khi xây dựng thuật ngữ, các nhà khoa học chƣa có đƣợc một đƣờng hƣớng chung thống nhất. Và quan điểm của họ cũng hết sức khác nhau. Trƣớc

tình hình đó, Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc đã cho ra “Quy định tạm thời về

nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên” và một bản nguyên tắc xây

dựng thuật ngữ khoa học xã hội. Hai bản quy định này đã phát huy đƣợc tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy các ngành chuyên môn xây dựng thuật ngữ theo một phƣơng hƣớng thống nhất hơn. Kết quả là rất nhiều tập thuật ngữ đối chiếu đã đƣợc xuất bản. Thuật ngữ khoa học tiếng Việt đã có đủ để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy kể cả ở bậc trên đại học. Ở miền Nam, phải kể đến công lao của Lê Văn Thới – một nhà khoa học có nhiều nhiệt tình với công tác này. Ông đã phát huy ảnh hƣởng của mình trong “Ủy ban soạn thảo danh từ khoa học” (1960). Ủy ban này đã chính thức hóa bản nguyên tắc do Lê Văn Thới soạn thảo để dùng làm tài liệu hƣớng dẫn chính thức cho công việc xây dựng thuật ngữ ở miền Nam. Bản nguyên tắc này đƣợc xây dựng khá công phu và đầy đủ hơn so với công trình của các tác giả đi trƣớc. Sau hơn mƣời năm áp dụng bản nguyên tắc này, hơn 50 cuốn thuật ngữ đối chiếu đã đƣợc biên soạn.

Sau khi nƣớc nhà đƣợc thống nhất, công tác xây dựng thuật ngữ tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và phát triển trong phạm vi cả nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc, công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở nƣớc ta không khỏi còn có những điểm phải hoàn thiện và thống nhất thêm. Rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này đã đƣợc phát biểu và đăng tải trên Tạp chí Ngôn ngữ. Các ý kiến đều tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: Những yêu cầu của thuật ngữ; Về phƣơng thức đặt thuật ngữ; Vấn đề vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài; Có nên chấp nhận một số chữ cái mới hay không để cho thuật ngữ phiên gần với diện mạo quốc tế mà không quá xa lạ với tiếng Việt.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các vấn đề thuật ngữ học đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là từ góc độ thực tiễn: xây dựng các thuật ngữ khoa học kĩ thuật. Kết quả là nhiều cuốn thuật ngữ đối chiếu tiếng Việt và các ngôn ngữ nƣớc ngoài đã đƣợc xuất bản. Chƣa có nhiều những công trình khảo cứu riêng về hệ thống thuật ngữ của một chuyên ngành khoa học nhất định. Theo chúng tôi, những công trình nhƣ luận án phó tiến sĩ Lƣu Vân Lăng, “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” bảo vệ năm 1987, Vũ Quang Hào "Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt- Đặc điểm và cấu tạo thuật ngữ", bảo vệ năm 1991 và luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hà "So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thƣơng mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại" bảo vệ năm 2000, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Thanh về " Khảo sát Hệ thuật ngữ điện tử - viễn thông tiếng Việt" bảo vệ năm 2005 [46] thuộc loại hiếm hoi.

Tóm lại, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu bàn nhiều đến: các tiêu chuẩn của thuật ngữ, phƣơng thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mƣợn thuật ngữ nên nhƣ thế nào, nhất là việc phiên âm các thuật ngữ nƣớc ngoài, vấn đề thống nhất thuật ngữ nói chung. Nếu nhƣ nhiều từ điển thuật ngữ chuyên ngành đã đƣợc biên soạn và việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ của các chuyên ngành đã có thì chƣa có công trình lí luận nào dành cho việc nghiên cứu thuật ngữ vật lí tiếng Việt.

Có thể nói rằng, đề tài của chúng tôi là công trình lí luận đầu tiên ở Việt Nam khảo cứu một cách tƣơng đối toàn diện các thuật ngữ vật lí tiếng Việt.

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)