Đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 77 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa

ngữ nghĩa

Nhƣ đã nêu trên đây, về đặc điểm định danh của tên gọi xét theo kiểu ngữ nghĩa, có thể phân biệt tên gọi trực tiếp và tên gọi gián tiếp; tên gọi rộng và tên gọi hẹp.

Tƣ liệu thực tế cho thấy, toàn bộ số 1387 thuật ngữ vật lí tiếng Việt đều là những đơn vị định danh trực tiếp, ví dụ: dây chống sét, đèn điện phát

quang, hấp thụ ánh sáng, khoảng bền vững, v.v… Những thuật ngữ vật lí là

đơn vị định danh gián tiếp, tức là nghĩa của thuật ngữ là ‎ý nghĩa chuyển của từ toàn dân đƣợc thuật ngữ hóa, hầu nhƣ không đáng kể (chẳng hạn, dòng

(dòng nhiệt điện, dòng nhiều pha, dòng quang dẫn, dòng quang điện,…) là

nghĩa ẩn dụ của từ dòng (nƣớc), v.v…).

Xét theo khía cạnh thứ hai, có thể thấy rằng vì thuật ngữ biểu hiện các khái niệm trong một lĩnh vực khoa học hay chuyên môn, nên ‎ý nghĩa của nó luôn đƣợc chính xác hóa. Nếu nhƣ một thuật ngữ nào đó đƣợc tạo ra từ một từ thông thƣờng trong ngôn ngữ toàn dân thì ‎ý nghĩa của thuật ngữ luôn hẹp hơn so với từ toàn dân.

Nhƣ vậy, có thể rút ra nhận xét rằng theo thông số kiểu ngữ nghĩa, các thuật ngữ đặc thù của khoa học vật lí trong tiếng Việt tuyệt đại bộ phận là những đơn vị định danh trực tiếp khái niệm hoặc đối tƣợng. Nếu một thuật ngữ nào đó đƣợc tạo ra bằng từ toàn dân, thì từ toàn dân này đƣợc thuật ngữ hóa bằng cách thu hẹp nghĩa là chủ yếu, còn số thuật ngữ đƣợc tạo theo con đƣờng chuyển nghĩa ẩn dụ hay hoán dụ từ toàn dân thì không đáng kể.

Xét về mặt nội dung biểu đạt của các thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chúng tôi chia các thuật ngữ đƣợc khảo sát thành hai loại:

- Loại thứ nhất có hình thức ngắn gọn là từ, chúng là các thuật ngữ một ngữ tố. Các thuật ngữ này dùng để định danh các sự vật, hiện tƣợng, quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mang tính chất nền tảng của chuyên ngành vật lí, ví dụ: giao thoa, dao động, điện dung, tĩnh điện, nhiễm điện, tán sắc, quang phổ, bức xạ, con lắc, cách

điện, cao kế, v.v… Theo thống kê, có 601 thuật ngữ loại này, chiếm 25,14%

(601/2390).

- Loại thứ hai đƣợc tạo ra trên cơ sở loại thứ nhất. Khi xuất hiện trong thuật ngữ thuộc loại thứ hai với tƣ cách là ngữ tố cấu tạo, các thuật ngữ thuộc loại thứ nhất có thể đƣợc loại biệt hóa để tạo thuật ngữ chỉ chủng nếu chúng đóng vai trò là thành tố chính. Chúng có thể có tác dụng mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản của những sự vật, hiện tƣợng… thuộc 8 nhóm chuyên ngành hẹp kể trên (đƣợc trình bày ở phần 3.2.3). Ví dụ: dòng nhiệt điện, dòng nhiều pha, dòng quang dẫn, dòng quang điện, dung dịch bão hòa, dung dịch chuẩn, dung dịch loãng, dung dịch lỏng, v.v...

Nhƣ vậy, các thuật ngữ loại thứ hai là các thuật ngữ gồm 2 ngữ tố trở lên. Khi đó, mỗi thuật ngữ sẽ gồm một ngữ tố loại một và những ngữ tố khác tƣơng ứng các đặc trƣng. Dƣới đây, chúng tôi sẽ trình bày mô hình định danh của các thuật ngữ loại 2. Qua đây chúng ta cũng sẽ hiểu đƣợc đặc điểm định danh của các thuật ngữ loại thứ nhất.

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 77 - 78)