Sao phỏng

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 41 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Sao phỏng

Nhƣ đã nêu, sao phỏng là quá trình sử dụng những từ ngữ và những quan hệ có sẵn của ngôn ngữ đi vay, ngƣời ta tìm cách sao chép lại cấu trúc của đơn vị tƣơng ứng trong ngôn ngữ nào đó để thể hiện một khái niệm mới. Ví

dụ: Thể khí là sao phỏng của corps gazeux, hay gaseous body, gazoobraznoje

telo, trong đó thể tƣơng ứng với body, corps, telo, còn khí tƣơng ứng với

gazeux, gaseous gzoobraznoje.

Hà Quang Năng cho rằng có hai phƣơng thức sao phỏng là sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa [13, 34- 35]. Theo ông, sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ vựng dựa theo mô hình kết cấu của đơn vị tƣơng ứng trong tiếng nƣớc ngoài. Thực chất của phƣơng thức này là dịch từng thành tố cấu tạo thuật ngữ hoặc từng thành phần trong cấu tạo thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài ra tiếng Việt. Còn sao phỏng ý nghĩa là quá trình dịch khi ngƣời dịch không tìm đƣợc từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa tƣơng đƣơng với từ ngữ nƣớc ngoài cần dịch, do đó ngƣời dịch phải tạo ra một thuật ngữ khác trong ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý nghĩa mới mẻ đó.

Theo Phan Ngọc và Phạm Đức Dƣơng, vật liệu và phƣơng pháp sao phỏng sử dụng là những từ ngữ của bản thân ngôn ngữ đi vay, nhƣng các từ này lại dịch lại gần nhƣ từng chữ một cái nghĩa của các từ vay mƣợn. Trên cơ sở những quan hệ sẵn có của tiếng Việt, ngƣời Việt tìm cách sao cấu trúc nƣớc ngoài để thể hiện bằng một cách diễn đạt mới, một khái niệm mới mà nó chƣa có trong ngôn ngữ [41, 202].

Theo cách hiểu của chúng tôi, sao phỏng cấu tạo thuật ngữ có nghĩa là dịch trực tiếp những thành tố cấu tạo thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài ra tiếng Việt, dùng chất liệu và trật tự cú pháp của tiếng Việt. Sao phỏng ngữ nghĩa đƣợc áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng khi ngƣời dịch không tìm đƣợc từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa tƣơng đƣơng với từ ngữ nƣớc ngoài cần dịch, do đó, họ phải tạo ra một thuật ngữ khác trong ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý tƣởng chuyên ngành.

Kết quả thống kê các thuật ngữ vật lí tiếng Việt chỉ ra rằng, có đến 1259 thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chiếm 52, 68%, đƣợc tạo ra theo phƣơng thức sao phỏng cấu tạo từ. Thí dụ:

Projective space : không gian xạ ảnh

diffusion process : quá trình khuếch tán

intake power : công suất tiêu thụ

Momentum ais : trục quán tính

Những thí dụ trên cho ta thấy thực chất của hiện tƣợng sao phỏng là dịch từng đơn vị cấu tạo tƣơng ứng trong thuật ngữ nƣớc ngoài sang tiếng Việt. Thuật ngữ vật lí tiếng Việt đƣợc tạo ra theo phƣơng thức sao phỏng cấu tạo từ có tính hệ thống cao, chúng đã đƣợc Việt hóa phù hợp cả về ngữ âm, chính tả và ngữ pháp và có thể có khả năng phái sinh.

Nhƣ vậy, có 1259 trên tổng số 2390 thuật ngữ vật lí tiếng Việt đƣợc tạo thành bằng phƣơng thức sao phỏng, trong đó chủ yếu là sao phỏng cấu tạo từ, chiếm 52,68%. Phƣơng thức sao phỏng cấu tạo từ là một phƣơng thức rất hiệu quả, giúp gia tăng đáng kể số lƣợng của hệ thuật ngữ vật lí tiếng Việt. Cấu tạo thuật ngữ theo phƣơng thức sao phỏng, một mặt, đòi hỏi phải có kiến thức sâu về tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài, mặt khác, phải có những hiểu biết sâu về

chuyên ngành mà thuật ngữ đƣợc sử dụng.

2.2.3. Vay mƣợn thuật ngữ vật lí nƣớc ngoài

Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, nhiều thuật ngữ nƣớc ngoài đã đƣợc du nhập vào hệ thuật ngữ tiếng Việt. Khuynh hƣớng tiếp nhận thẳng các thuật ngữ có nguồn gốc Ấn – Âu đặc biệt mạnh trong thời gian gần đây, nhất là trong các ngành khoa học tự nhiên nhƣ hoá học, vật lí địa chất học và dƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học. Đặc trƣng của lớp thuật ngữ đang xét là có tính quốc tế cao cả về mặt hình thái cũng nhƣ mặt ngữ nghĩa.

Tuy nhiên các thuật ngữ nƣớc ngoài khi đƣợc tiếp nhận vào tiếng Việt đã đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng khác nhau, có cách đọc và cách viết khác nhau. Đây là một bất cập trong việc tiếp nhận thuật ngữ nƣớc ngoài nói riêng, các từ ngữ vay mƣợn nƣớc ngoài nói chung trong tiếng Việt.

Trong hệ thuật ngữ vật lí tiếng Việt nói riêng cũng có nhiều thuật ngữ đƣợc tạo ra bằng con đƣờng vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài. Việc vay mƣợn nƣớc ngoài cũng là một trong những con đƣờng làm gia tăng đáng kể số lƣợng của thuật ngữ vật lí tiếng Việt. Theo cách hiểu phổ biến thì vay mƣợn là chuyển thuật ngữ nƣớc ngoài vào tiếng Việt [13, 309] và [14]. “Vay mƣợn là sự thể hiện quá trình tác động qua lại giữa các ngôn ngữ của nhiều dân tộc diễn ra trong những điều kiện phát triển không đều của những ngôn ngữ tiếp xúc. Hiện tƣợng vay mƣợn ngôn ngữ phản ánh ảnh hƣởng văn hóa của dân tộc này tới dân tộc khác trong những điều kiện phát triển không đều giữa các nƣớc có quan hệ với nhau... Với nghĩa đó khái niệm vay mƣợn chỉ là chuyển cứ liệu của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác” [dẫn theo 19, 169]. Trong quá trình phát triển và làm giàu thêm vốn thuật ngữ của nƣớc mình, việc vay mƣợn các thuật ngữ nƣớc ngoài là điều không thể tránh khỏi.

Theo khảo sát của chúng tôi, số thuật ngữ vật lí tiếng Việt đƣợc tạo ra bằng con đƣờng vay mƣợn có 387 đơn vị, chiếm 16,19%. Cách thức vay mƣợn chủ yếu đƣợc thực hiện bằng con đƣờng phiên âm, giữ nguyên dạng và ghép lai.

2.2.3.1. Phiên âm

Trong nhiều tài liệu nghiên cứu ngôn ngữ học, phiên âm đƣợc hiểu tƣơng đối thống nhất, đó là việc dùng hệ thống chữ cái tiếng Việt để ghi lại cách phát âm các thuật ngữ của tiếng nƣớc ngoài [42, 1002]. Nhƣ vậy các thuật ngữ vật lí nƣớc ngoài đƣợc tiếp nhận vào tiếng Việt bằng con đƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phiên âm là dùng hệ thống chữ cái tiếng Việt để ghi lại cách phát âm các thuật ngữ này theo cách phiên âm ngữ âm học (phát âm thế nào thì ghi lại nhƣ thế). Nhƣng vì chƣa có những nguyên tắc xử lí chung thống nhất nên một thuật ngữ nƣớc ngoài nói chung, thuật ngữ vật nói riêng, khi vào tiếng Việt đã đƣợc thể hiện (đọc và viết) dƣới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: glucose - glucô, glu-cô-da,

glucos, gơ-lu-cô-dơ, glu-cô; computercom-piu-tơ,căm-piu-tơ,cơm-piu-tơ,v.v…

Theo kết quả khảo sát và thống kê của chúng tôi, trong hệ thuật ngữ vật lí tiếng Việt, các thuật ngữ đƣợc vay mƣợn dƣới hình thức phiên âm xuất hiện với số lƣợng già một phần ba, cụ thể là trong 387 thuật ngữ vật lí tiếng Việt vay mƣợn, thì có 138 thuật ngữ ở hình thức phiên âm, chiếm 35,66%.

Bên cạnh một số thuật ngữ phiên âm viết liền các âm tiết ( thí dụ:

ampere ampe,colophony colophan,coulomb colong, ellipse elip,

v.v…), đa số thuật ngữ trong các từ điển mà chúng tôi dùng làm ngữ liệu

nghiên cứu đều đƣợc viết rời từng âm tiết nhƣng không có gạch nối. Ví dụ:

acid a xit

orthochromatic o to crom

ôctde oc tot

relay rơ le

roentgen rơn gen

Cũng có từ điển có một số thuật ngữ đƣợc viết rời từng âm tiết và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ:

ampere am-pe

acid a- xit

colophony co-lo-phan

ellipse e-lip

Chúng tôi nhận thấy rằng việc chọn biện pháp phiên âm thuật ngữ nƣớc ngoài đối với tiếng Việt có rất nhiều nhƣợc điểm. Vấn đề này đã đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Thiện Giáp chỉ ra khá thuyết phục trong bài “Mấy suy nghĩ về cách phiên chuyển từ ngữ nƣớc ngoài sang tiếng Việt” [14].

2.2.3.2. Giữ nguyên dạng các thuật ngữ nước ngoài

Giữ nguyên dạng gốc thƣờng áp dụng cho những từ ngữ nƣớc ngoài nói chung, thuật ngữ nƣớc ngoài nói riêng, của những ngôn ngữ có chữ viết sử

dụng hệ thống chữ cái Latin. Ví dụ: radio, computer, menu, marketing,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phải giữ nguyên dạng khi mƣợn từ. Có khi là do chúng ta chƣa tìm đƣợc từ tƣơng ứng trong tiếng Việt, song cũng có thể có từ tƣơng ứng, nhƣng chƣa có sự thống nhất trong cách hiểu, hoặc mức độ phổ biến của từ đó đối với ngƣời đọc chƣa cao, hoặc là từ tƣơng ứng trong tiếng Việt chƣa phản ánh hoàn toàn chính xác khái niệm từng thuật ngữ gốc.

Phƣơng thức giữ nguyên dạng các thuật ngữ nƣớc đƣợc áp dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ phát triển thuật ngữ của từng chuyên ngành, vào đặc điểm thuật ngữ của từng lĩnh vực chuyên môn, từng ngành khoa học. Kết quả khảo sát và thống kê của chúng tôi cho thấy các thuật ngữ nƣớc ngoài giữ nguyên dạng xuất hiện với tần số thấp. Trong hệ thuật ngữ ngành khoa học vật lí có 76 thuật ngữ vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài theo phƣơng thức giữ nguyên dạng, chiếm 19,6%. Ví dụ: geon, garaviton, lepton, lumen, metric, mica, microtron, milibar, monotron, neon, nitrotoluen, optophon v.v.

Vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài theo con đƣờng giữ nguyên dạng có những ƣu điểm nhất định, đặc biệt trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, khi số lƣợng thuật ngữ nƣớc ngoài đang vào tiếng Việt ngày càng nhiều, và hoạt động hợp tác, trao đổi chuyên môn trên toàn cầu đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Đặc biệt, con đƣờng vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài bằng cách giữ nguyên dạng còn đảm bảo tính chính xác, tính quốc tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm kể trên thì cũng có những ý kiến không tán đồng với phƣơng thức này, bởi lẽ nếu nhƣ vay mƣợn bằng giữ nguyên dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuật ngữ nƣớc ngoài sẽ khiến những thuật ngữ này “mãi mãi sẽ là thuật ngữ nƣớc ngoài dùng trong tiếng Việt” [34, 405] và những thuật ngữ này sẽ không bao giờ trở thành thuật ngữ Việt đƣợc.

Song theo Nguyễn Đức Tồn [59, số 1/2011,5], căn cứ vào tính quốc tế của thuật ngữ và xu hƣớng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay, thuật ngữ chỉ đƣợc các nhà khoa học / chuyên môn vốn có trình độ ngoại ngữ khá sử dụng trong phạm vi giao tiếp khoa học/ chuyên môn với nhau, bởi vậy, trừ các thuật ngữ đã đƣợc vay mƣợn từ lâu, đƣợc Việt hoá do phiên âm hoặc về cách viết, đã quen dùng, còn các thuật ngữ mới đƣợc vay mƣợn hiện nay và trong tƣơng lai thì nên mƣợn theo nguyên dạng thuật ngữ. Khi đó chúng ta sẽ tránh đƣợc mọi phiền phức xảy ra do sự phiên âm thuật ngữ. Đối với các thuật ngữ đã đƣợc phổ thông hoá và đƣợc toàn dân sử dụng trong giao tiếp thƣờng nhật và đƣợc phản ánh trên báo chí thì chúng vẫn đƣợc viết nguyên dạng, bên cạnh có chú phiên âm cách đọc. Khi thuật ngữ đó đã trở nên quen thuộc thì bỏ việc chú cách đọc này.

2.2.3.3.Ghép lai

Trong những năm gần đây, nhiều thuật ngữ của các ngành khoa học khác nhau đã đƣợc tạo ra bằng phƣơng thức ghép lai. Phƣơng thức ghép này ngày càng phổ biến trong quá trình xây dựng thuật ngữ tiếng Việt nói chung và thuật ngữ vật lí tiếng Việt nói riêng.

Ghép lai là phƣơng thức tạo thuật ngữ bằng cách dùng một yếu tố (hay một số yếu tố Việt) ghép với yếu tố nƣớc ngoài (đã phiên âm hay nguyên dạng) để tạo ra thuật ngữ mới. Phƣơng thức ghép lai thƣờng đƣợc sử dụng khi chƣa tìm đƣợc từ tiếng Việt thích hợp để dịch thuật ngữ hoặc cụm từ này quá dài. Ƣu điểm của phƣơng thức này là ngƣời không biết ngoại ngữ vẫn có điều

kiện cập nhật vốn thuật ngữ của mình. Thí dụ: hạt anpha; hạt bêta; ion hóa,

điểm đối apec, điện dung anot - catot, điện tích electron, ion ngoài nút, ion kế, không gian spin, dạng vectơ, đạo hàm loga, giấy atbet, giấy loga v.v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo kết quả khảo sát và thống kê của chúng tôi, có 173 thuật ngữ vật lí tiếng Việt đƣợc tạo ra theo phƣơng thức ghép lai, chiếm tỉ lệ 44,7%. Phƣơng thức ghép lai đã bộc lộ đƣợc những mặt tích cực trong quá trình sử dụng, nó góp phần làm phong phú, đa dạng ngôn ngữ dân tộc. Phƣơng thức tiếp nhận thuật ngữ nƣớc ngoài vào tiếng Việt (dƣới cả ba hình thức: phiên âm, chuyển tự và nguyên dạng) đƣợc áp dụng nhiều hay ít là phụ thuộc vào tốc độ phát triển thuật ngữ của từng chuyên ngành, vào đặc điểm thuật ngữ của từng lĩnh vực chuyên môn, từng ngành khoa học.

Tóm lại, các thuật ngữ vật lí tiếng Việt hiện nay đƣợc tạo ra chủ yếu bởi các con đƣờng nhƣ thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng, sao phỏng, vay mƣợn (theo cách phiên âm hay giữ nguyên dạng) và ghép lai. Trong đó, con đƣờng sao phỏng chiếm số lƣợng nhiều nhất (52,68%), tiếp đến là con đƣờng thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng(34,31%). Con đƣờng vay mƣợn chiếm tỉ lệ ít nhất(16,19%). Nhƣ vậy, con đƣờng xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng Việt cần phải dùng chất liệu của ngôn ngữ dân tộc, còn vay mƣợn không phải là con đƣờng chủ yếu. Do đó, trong quá trình vay mƣợn thuật ngữ vật lí nƣớc ngoài, xu hƣớng Việt hoá vẫn chiếm ƣu thế.

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)