Đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt xét theo cách thức

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 78 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt xét theo cách thức

thức biểu thị

Số lƣợng thuật ngữ vật lí trong tiếng Việt khá lớn. Kết quả thống kê do chúng tôi tiến hành dựa trên ba cuốn từ điển đối chiếu và giải thích đã cho con số khá lớn 7000 đơn vị thuật ngữ. Vì vậy, do khuôn khổ quy định của luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ chọn và phân tích một số thuật ngữ tiêu biểu nhất. Có thể coi chúng là những đơn vị điển hình nhất, nằm ở trung tâm, là hạt nhân, là những thuật ngữ đặc thù thuộc 8 chuyên ngành hẹp của hệ thống thuật ngữ vật lí tiếng Việt nhƣ đã nêu trên đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để xem xét cách thức biểu thị của thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chúng tôi dựa theo quan điểm của Gak. Gak cho rằng, "theo phƣơng diện cách thức biểu thị của thuật ngữ, các đơn vị định danh có thể phân chia theo:

a) Hình thái bên trong của chúng (tức là theo dấu hiệu đặc trƣng đƣợc sử dụng làm cơ sở cho sự định danh) ;

b) Mối liên hệ giữa các cấu trúc bên ngoài với ý nghĩa của từ (tức là theo tính có lí do của tên gọi);

c) Tính chất hòa kết thành một khối hay có thể tách biệt ra đƣợc các thành phần trong tên gọi" [ dẫn theo 57, 239].

Trên cơ sở khảo sát và phân tích hệ thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, hầu nhƣ tất cả thuật ngữ vật lí tiếng Việt đều là những tên gọi hiện có thể nhận thấy rõ lí do, vì tuyệt đại đa số các thuật ngữ vật lí tiếng Việt là các từ ghép hoặc cụm từ / ngữ.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy, đặc điểm điển hình các thuật ngữ vật lí tiếng Việt là tính có lí do do tách biệt đƣợc về thành phần cấu tạo. Do đó, chúng tôi chỉ khảo sát các thuật ngữ vật lí tiếng Việt theo hình thái bên trong của chúng để xác lập ra một bộ tiêu chí các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn làm cơ sở định danh. Đồng thời từ đây có thể xác lập đƣợc một số mô hình cấu tạo thuật ngữ vật lí tiếng Việt.

Gắn với đặc thù của lĩnh vực mà thuật ngữ vật lí tiếng Việt phản ánh, chúng tôi nhận thấy, có thể xác định đƣợc bộ thuật ngữ vật lí tiếng Việt tiêu biểu tƣơng ứng với 8 phạm trù nội dung ngữ nghĩa và dƣới đây là các mô hình định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt dựa trên việc phân tích cụ thể từng phạm trù. Mô hình định danh đƣợc thiết lập trên cơ sở các thuật ngữ thuộc loại thứ hai, vì thuật ngữ loại thứ hai cho phép nhận ra đƣợc một cách dễ dàng đặc trƣng đƣợc chọn để làm cơ sở định danh. Chúng tôi kí hiệu X là đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở định danh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3.1. Các thuật ngữ trong lĩnh vực cơ học

Trong lĩnh vực cơ học của chuyên ngành vật lí có những hiện tƣợng /

khái niệm sau đƣợc định danh, đó là: các dạngchuyển động của vật, gia tốc

chuyển động của vật, tọa độ của vật, hệ quy chiếu, lực cơ học, tƣơng tác

giữa các vật.

Sau đây chúng tôi trình bày cụ thể các mô hình định danh cùng với các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn làm cơ sở định danh các khái niệm / hiện tƣợng trong lĩnh vực cơ học.

a) Chuyển động của vật

Mô hình cấu tạo: CHUYỂN ĐỘNG + X (79 thuật ngữ): chuyển động hành tinh,chuyển động bền vững, chuyển động biến đổi, chuyển động chậm dần, chuyển động đinh ốc, chuyển động nghịch, chuyển động thẳng, v.v...

Nhƣ vậy các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn để định danh (X) thƣờng là: chủ thể của chuyển động; tính ổn định/ biến đổi của chuyển động; tốc độ của chuyển động; hình dạng/ chiều hƣớng của chuyển động …

b) Gia tốc chuyển động của vật

Mô hình cấu tạo chung: GIA TỐC + X (25 thuật ngữ): gia tốc dài, gia tốc góc, gia tốc không đổi, gia tốc trung bình, gia tốc phụ, gia tốc tức thời, v.v...

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: tính ổn định / biến đổi của gia tốc; trƣờng độ của gia tốc; vai trò chính/ phụ của gia tốc; thời điểm / vị trí của gia tốc…

c) Tọa độ của vật

Mô hình cấu tạo: TỌA ĐỘ + X (23 thuật ngữ): tọa độ bán cực, tọa độ

cong, tọa độ góc, tọa độ xạ ảnh, tọa độ trụ tròn, tọa độ trực giao, tọa độ phỏng cầu, tọa độ suy rộng, v.v...

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: chủ thể /vị trí / hình dạng / …của tọa độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d) Hệ quy chiếu

Mô hình cấu tạo: HỆ QUY CHIẾU + X (8 thuật ngữ): hệ quy chiếu bản

thân, hệ quy chiếu phi quán tính, hệ quy chiếu động lực, hệ quy chiếu Galileo, hệ quy chiếu địa tâm,v.v...

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: chủ thể / ngƣời phát kiến … của hệ quy chiếu .

e) Lực cơ học

Mô hình cấu tạo: LỰC + X (86 thuật ngữ): lực ma sát, lực hấp dẫn, lực

cơ học, lực đàn hồi, lực mao dẫn, lực nén, lực ngoài, lực phân bố, lực đẩy trao đổi, lực tầm gần, lực tầm xa, v.v...

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: chủ thể hay nguồn gốc sinh ra/vị trí/chiều hƣớng/khoảng cách…của lực.

g)Tƣơng tác giữa các vật

Mô hình cấu tạo: TƢƠNG TÁC + X (44 thuật ngữ): tương tác đẩy, tương tác đối xứng, tương tác mạnh, tương tác nghịch từ, tương tác lưỡng cực, tương tác nhẹ, tương tác phi điều hòa, tương tác trao đổi, v.v...

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: chiều hƣớng / tính chất/khả năng điều chỉnh/cƣờng độ …của sự tƣơng tác.

Nhƣ vậy có thể rút ra nhận xét rằng các hiện tƣợng, khái niệm trong lĩnh vực cơ học thƣờng chọn các đặc trƣng phổ biến sau đây để làm cơ sở định danh. Các đặc trƣng đƣợc liệt kê theo trình tự độ phổ biến giảm dần: chủ thể hay nguồn gốc sinh ra; tính ổn định/ biến đổi; hình dạng; vị trí; thời điểm; chiều hướng; khoảng cách; tính chất; khả năng điều chỉnh; cường độ; trường

độ; tốc độ; người phát kiến; vai trò chính/phụ …của các hiện tƣợng vật lí

trong lĩnh vực cơ học.

3.2.3.2. Thuật ngữ trong lĩnh vực điện học

Theo số liệu thống kê phân tích của chúng tôi, trong lĩnh vực điện học có 198 thuật ngữ biểu thị các loại khái niệm, đối tƣợng, hiện tƣợng và lĩnh vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoa học chuyên sâu sau đây: Điện cực, điện dung, điện kế, điện kháng, điện

tích, điện trở; điện tử,điện tử học, điện động học, điện hóa học (kí hiệu: A)

Mô hình định danh tổng quát: A + X

Sau đây là các mô hình định danh và các đặc trƣng khu biệt đƣợc lựa chọn làm cơ sở định danh các khái niệm / đối tƣợng cụ thể trong lĩnh vực điện học.

+ Điện cực + X (36 thuật ngữ): điện cực âm, điện cực dương, điện cực

quy chiếu, điện cực thủy tinh, điện cực ra, điện cực than, điện cực có lõi, điện cực tụ điện, điện cực chia thế, v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: đầu vào/ra, nguyên liệu chế tạo, cấu tạo, bộ phận chỉnh thể …của nguồn điện.

+ Điện dung + X (27 thuật ngữ): điện dung kế, điện dung lưới, điện dung phân bố, điện dung phi tuyến, điện dung tính theo ampe giờ, điện dung tập trung, điện dung tĩnh, điện dung tĩnh điện, v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: đối chiếu / mật độ / đơn vị / tính chất trong lĩnh vực điện dung.

+ Điện động học (9 thuật ngữ): điện động học, điện động lực học, điện

động lực học môi trường,v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: chủ thể / phân loại... của điện động lực.

+ Điện hóa học (3 thuật ngữ): điện hóa học, điện hóa học ứng dụng, điện

hóa trị.

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: chủ thể / phân loại / công dụng... của điện hoá.

+ Điện kế (25 thuật ngữ): điện kế cặp nhiệt, điện kế có gương, điện kế

tuyệt đối, điện kế vệt sáng,v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: phân loại / so sánh ... của các dụng cụ đo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điện kháng (4 thuật ngữ): điện kháng tụ điện, điện kháng đồng bộ, điện kháng dò, điện kháng thuần.

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là:ổn định / kiểm tra / cản trở dòng điện... của điện kháng.

+ Điện tích (26 thuật ngữ): điện tích âm, điện tích dương, điện tích ảnh điện tích liên kết, điện tích mặt, điện tích nguyên tố, điện tích nguyên tố, điện tích riêng, điện tích toàn phần, v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: tính chất / phân bố / đặc điểm / của các hạt mang điện.

+ Điện trở (49 thuật ngữ): điện trở âm, điện trở bảo vệ, điện trở biến đổi, điện trở dập tắt, điện trở điện phân, điện trở động, điện trở hiệu dụng, điện trở không đổi, điện trở mắc song song, điện trở tuyến tính, điện trở tương đương, điện trở thuận, v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: phân loại / đặc điểm / hình dạng / cấu tạo / tính chất... của tính cản trở dòng điện.

+ Điện tử học (19 thuật ngữ): điện tử học chất rắn, điện tử học lượng tử, điện tử học phân tử,v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: chủ thể / lĩnh vực... trong các đối tƣợng nghiên cứu về điện tử học.

Chúng ta có thể rút ra nhận xét: Những đặc trƣng đƣợc lựa chọn làm cơ sở định danh khi xây dựng thuật ngữ vật lí là: đầu vào/ra, nguyên liệu chế tạo, cấu tạo, bộ phận chỉnh thể đối chiếu, mật độ, đơn vị; tính chất, lĩnh vực, chủ thể, phân loại, công dụng, so sánh, ổn định, kiểm tra, cản trở dòng điện, đặc

điểm, hình dạng,..của các tính chất vật lí trong lĩnh vực điện học.

3.2.3.3. Thuật ngữ trong lĩnh vực nhiệt học

Ở lĩnh vực nhiệt học, chúng tôi sẽ phân tích đặc điểm định danh các loại nhiệt khác nhau, gồm 118 thuật ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lĩnh vực nhiệt học, các khái niệm, sự vật, hiện tƣợng đƣợc định danh gồm: dụng cụ để đo nhiệt độ (nhiệt biểu), nhiệt lƣợng cần cung cấp, số đo cƣờng độ chuyển động của các phân tử cấu tạo, trạng thái có tính chất cân bằng và sự chuyển hệ sang trạng thái cân bằng, lƣợng năng lƣợng truyền từ vật này sang vật khác.

X1- dụng cụ để đo nhiệt độ dựa vào việc đo một đại lƣợng vật lí nào đó (26 thuật ngữ): nhiệt biểu bách phân, nhiệt biểu cặp nhiệt điện, nhiệt biểu điện trở, nhiệt biểu khí, nhiệt biểu kim loại, nhiệt biểu thủy ngân, v.v…

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn làm cơ sở định danh các loại dụng cụ đo nhiệt: thang độ phân chia, đối tƣợng đo, nguyên liệu chế tạo.

X2 - nhiệt lƣợng cần cung cấp cho một vật để nhiệt độ của nó tăng lên một độ. Vật lí tiếng Việt có 17 thuật ngữ: nhiệt dung đẳng áp, nhiệt dung đẳng tích, nhiệt dung mạng tinh thể, nhiệt dung phân tử, nhiệt dung riêng mạng, v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: Tính chất/ cấu tạo / phân loại ... của nhiệt dung.

X3 - số đo cƣờng độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật, có 36 thuật ngữ:nhiệt độ âm, nhiệt độ bão hòa, nhiệt độ cân bằng, nhiệt độ đảo, nhiệt độ đặc trưng, nhiệt độ hạt nhân, v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: chiều hƣớng/ trạng thái / phân loại / đặc trƣng ... của nhiệt độ.

X4 - trạng thái có tính chất cân bằng và sự chuyển hệ sang trạng thái cân bằng. Vật lí tiếng Việt có 8 thuật ngữ: nhiệt động lực học không cân bằng, nhiệt động lực học tương đối tính, nhiệt động lực học kĩ thuật, v.v…

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: toạ độ/ lĩnh vực / đặc điểm ... của nhiệt động lực học.

X5 - lƣợng năng lƣợng truyền từ vật này sang vật khác. Vật lí tiếng Việt

có 31 thuật ngữ: nhiệt lượng cháy, nhiệt lượng còn dư, nhiệt lượng hấp thụ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: trạng thái/ tính chất...của nhiệt lƣợng. Chúng ta có thể rút ra nhận xét những đặc trƣng đƣợc lựa chọn làm cơ sở định danh khi xây dựng thuật ngữ vật lí trong lĩnh vực nhiệt họclà: tính chất, lĩnh vực, trạng thái, thang độ phân chia, đối tượng đo, nguyên liệu chế tạo,

cấu tạo, chiều hướng, toạ độ,... của lĩnh vực nhiệt học.

3.2.3.4. Thuật ngữ trong lĩnh vực quang điện

Các khái niệm, sự vật, hiện tƣợng cơ bản trong lĩnh vực quang học đƣợc định danh là: dụng cụ quang học, hiện tƣợng ánh sáng, giao thoa, hiện tƣợng quang điện, phản xạ, khúc xạ.

a) Quang học:

Mô hình cấu tạo: QUANG HỌC+ X (15 thuật ngữ): quang học phân

tử, quang học phi tuyến, quang học sinh lí, quang học sóng, quang học ứng dụng, v.v...

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: tính chất/ lĩnh vực/ hiệu quả / ứng dụng thực tế...của hiện tƣợng quang học.

b) Dụng cụ quang học: kính/thấu kính/ pin

Các thuật ngữ chỉ dụng cụ quang học đƣợc tạo bằng thuật ngữ hoá từ toàn dân: kính, pin. Thuật ngữ thấu kính đƣợc tạo trên cơ sở chọn đặc trƣng định danh "tác dụng làm đổi hƣớng tia sáng chiếu tới"

+ Mô hình cấu tạo: KÍNH + X (71 thuật ngữ). Trong hệ thuật ngữ vật lí

tiếng Việt có 71 thuật ngữ thuộc mô hình này: kính đeo mắt, kính địa vọng,

kính hiển vi, kính lúp cầm tay, kính nhìn hình nổi, kính phổ nhìn thẳng, kính siêu hiển vi,v.v...

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: công dụng (soi/đeo/nhìn xa/nhìn gần/nhìn thẳng), tính chất/hình dạng/đặc điểm/...của kính quang học.

+ Mô hình cấu tạo: THẤU KÍNH + X (49 thuật ngữ): thấu kính âm thanh, thấu kính có tiêu cự thay đổi, thấu kính đối xứng, thấu kính lồi, thấu kính lõm, thấu kính siêu âm, thấu kính tụ sáng,v.v…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: tính chất/ tác dụng/ cấu tạo / phân loại / đặc điểm ... của thấu kính.

+ Mô hình cấu tạo: PIN + X (25 thuật ngữ): pin chuẩn, pin điện, pin không khí, pin lỏng, pin mặt trời, pin nhiên liệu, pin nhiệt điện, v.v...

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: chất lƣợng/ cấu tạo/ phân loại/ tác dụng/ đặc tính ... của pin.

c) Hiện tƣợng ánh sáng:

Mô hình cấu tạo: ÁNH SÁNG + X (27 thuật ngữ): ánh sáng chói, ánh sáng

đối nhật, ánh sáng phản xạ, ánh sáng phân cực, ánh sáng tán xạ, ánh sáng truyền xạ, ánh sáng tử ngoại, v.v...

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: mức độ/ tác dụng/ tính chất / phân loại/ đặc tính ... của ánh sáng.

d) Hiện tƣợng giao thoa

Mô hình cấu tạo: GIAO THOA + X (20 thuật ngữ). Trong hệ thuật ngữ vật lí tiếng việt có 20 thuật ngữ thuộc mô hình này: giao thoa ánh sáng, giao thoa nhiều chùm tia, giao thoa kế quang học, giao thoa sóng, giao thoa sóng âm thanh, v.v...

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: bản chất/ mức độ nhiều hay ít/ dụng cụ...của hiện tƣợng giao thoa.

e) Hiện tƣợng phản xạ

Mô hình cấu tạo: PHẢN XẠ+ X (17 thuật ngữ): phản xạ kế, phản xạ khuếch tán, phản xạ không đều, phản xạ nhiều lần, v.v...

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: hiện tƣợng/ mức độ đều hay nhiều lần ... của hiện tƣợng phản xạ.

g) Hiện tƣợng tán xạ

Mô hình cấu tạo: TÁN XẠ + X (49 thuật ngữ): tán xạ đàn hồi, tán xạ

khuếch tán, tán xạ phát quang, tán xạ chuẩn đàn hồi, tán xạ ánh sáng, tán xạ đơn, tán xạ bức xạ,v.v…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các đặc trƣng định danh đƣợc chọn là: tính chất/ lĩnh vực/ mức độ / đặc điểm ... của hiện tƣợng tán xạ.

h) Hiện tƣợng khúc xạ:

Mô hình cấu tạo: KHÚC XẠ + X (14 thuật ngữ): khúc xạ âm thanh,

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 78 - 92)