Các mô hình định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 72 - 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Các mô hình định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt

3.2.1. Lí thuyết định danh

Các nhà ngôn ngữ học đã đề cập khá nhiều về mối liên hệ giữa thuật ngữ và sự định danh. Lê Khả Kế có ý kiến cho rằng: "Lí tƣởng nhất của thuật ngữ phản ánh đƣợc đặc trƣng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm" [26, 33]. Để tạo ra một thuật ngữ chuẩn, chúng ta cần lựa chọn những đặc trƣng bản chất của đối tƣợng hay khái niệm cần định danh. Không phải danh từ mới có chức năng định danh mà động từ, tính từ, trạng từ cũng là những tên gọi của các thuộc tính, quá trình. Vậy thế nào là định danh ?

Từ trƣớc đến nay, các nhà ngôn ngữ đã có nhiều các hiểu, cách định nghĩa về định danh. Theo L. Phoi-ơ-bắc, định danh là tên gọi dựa vào đặc trƣng tiêu biểu của của đối tƣợng, sự vật: "Tên gọi là cái gì? Một phù hiệu dùng để phân biệt, một dấu hiệu đập vào mắt mà tôi đem làm thành đặc trƣng của đối tƣợng, làm thành cái tiêu biểu cho đối tƣợng, để hình dung đối tƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong tính chỉnh thể của nó" [dẫn theo 57, 164-165]. Còn Nguyễn Nhƣ Ý cho rằng "định danh trong ngôn ngữ học trƣớc hết là quá trình tạo từ ngữ trong một ngôn ngữ để gọi tên sự vật, hiện tƣợng, khái niệm tồn tại trong thế giới tự nhiên, trong xã hội, phân biệt chúng với nhau nhờ cái vỏ âm thanh của ngôn ngữ" [68, 89].

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ dựa theo cách hiểu Kolshansky (1977) trong quá trình nghiên cứu đặc điểm định danh của hệ thuật ngữ vật lí tiếng Việt. Kolshansky cho rằng: "Định danh (momination) là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh những đặc trƣng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tƣợng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó, các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn ngữ" [dẫn theo 57, 162].

V.G.Gak đƣa ra các nguyên tắc định danh, đấy là gắn quá trình gọi tên với hành vi phân loại: "Nếu nhƣ cần phải biểu thị một đối tƣợng X nào đó mà trong ngôn ngữ chƣa có tên gọi, thì trên cơ sở các đặc trƣng đã đƣợc tách ra trong đối tƣợng này, nó đƣợc quy vào khái niệm "A" hoặc "B" mà trong ngôn ngữ đã có cách biểu thị riêng cho chúng và nhận tên gọi tƣơng ứng. Nhƣng đồng thời cũng diễn ra sự lắp ráp bản thân các từ vào hiện thực: khi thì ngƣời ta bỏ đi một cái gì đó khỏi sự hiểu biết ban đầu của mình, thì khi, ngƣợc lại, bổ sung thêm một cái gì đó vào sự hiểu biết đầu tiên ấy" [dẫn theo 57, 162]. Nguyễn Đức Tồn đã nêu ví dụ minh họa cho điều này nhƣ sau: "Để đặt tên loài cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng, hoa màu hồng,…, có hƣơng thơm, quá trình định danh diễn ra nhƣ sau: trƣớc hết, dựa vào các đặc trƣng đã đƣợc tách ra nhƣ trên, ngƣời Việt quy nó vào khái niệm đã có tên gọi trong

ngôn ngữ là hoa, và chọn cả đặc trƣng màu sắc đập vào mắt cũng đã có tên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời ta thấy màu sắc của cây ấy không chỉ là màu hồng, mà còn có thể là trắng, đỏ thẫm nhƣ nhung, nên đã có các tên gọi nhƣ hoa hồng bạch, hoa

hồng nhung", v.v…Nhƣ vậy, quá trình định danh một sự vật, tính chất hay

quá trình gồm hai bƣớc là quy loại khái niệm của đối tƣợng đƣợc định danh và chọn đặc trƣng nào để định danh [57, 163-167].

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên lựa chọn đặc trƣng bản chất hay không bản chất để định danh một khách thể.

Serebrennikov (1977) cho rằng: "Việc tạo ra từ theo đặc trƣng nào đó chỉ là biện pháp thuần túy kĩ thuật ngôn ngữ. Đặc trƣng đƣợc chọn chỉ để tạo ra vỏ ngữ âm của từ. Đặc trƣng đƣợc chọn để gọi tên hoàn toàn không nói hết bản chất của đối tƣợng, không bộc lộ hết tất cả đặc trƣng của nó. Ngoài ra, đặc trƣng đƣợc chọn để gọi tên thậm chí có thể là không căn bản, không quan trọng về mặt thực tiễn" [dẫn theo 57, 165].

Nguyễn Đức Tồn cho rằng: "Việc chọn đặc trƣng bản chất hay không bản chất để làm cơ sở định danh đối tƣợng gắn với hai loại đối tƣợng / khái niệm khi định danh. Một là đối tƣợng hay khái niệm cần định danh thuộc phạm vi đời sống thông thƣờng, hay các từ đời sống. Việc chọn đặc trƣng để làm cơ sở định danh cho những đối tƣợng hay khái niệm loại này có thể có những trƣờng hợp không cần chọn đặc trƣng bản chất, miễn là đặc trƣng ấy đủ để khu biệt giúp nhận diện đƣợc đối tƣợng hay khái niệm cần định danh".

Hai là, đối tƣợng hay khái niệm cần định danh thuộc phạm vi một khoa học, một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Kết quả của quá trình định danh cho các đối tƣợng hay khái niệm thuộc các phạm vi này là những thuật ngữ. Việc chọn đặc trƣng quan trọng và thuộc bản chất để làm cơ sở định danh thƣờng xảy ra đối với trƣờng hợp xây dựng thuật ngữ để chỉ các đối tƣợng hay khái niệm khoa học / chuyên môn. Thí dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Fluor: (kí hiệu F)- tên gọi do từ gốc Latinh Fluor (có nghĩa là trôi

chảy, lưu động).

3. Heelium: (kí hiệu He) - đƣợc nhà bác học Jannson tìm thấy vào dịp

nhật thực năm 1868 trong vành hơi mặt trời. Vì vậy mới có tên là Helium (Từ HiLapj: heeliosMặt Trời).

4. Hydrogen: tên gọi do ghép hai từ Hi Lạp hidro - biến dạng của hudôr

(nƣớc) và gen phái sinh từ gennan (tạo ra). Nhƣ vậy, khí Hydro đƣợc tạo ra tên gọi dựa trên đặc trƣng bản chất của nó là tạo ra nước.

Đặc trƣng bản chất là đặc trƣng tiêu biểu, dễ dàng nhận diện và lựa chọn, nên việc chọn các đặc trƣng bản chất để định danh các khái niệm / đối tƣợng thuộc một chuyên ngành khoa học hay chuyên môn khiến chúng ta thƣờng thấy hiện tƣợng các thuật ngữ của một lĩnh vực chuyên môn trong các ngôn ngữ khác nhau thƣờng có hình thái bên trong giống nhau. Đây chính là mặt biểu hiện thứ hai của tính quốc tế của thuật ngữ. Ví dụ: tiếng Anh: F.O.B. airport ; tiếng Pháp: F.O.B.

aéroport ; tiếng Việt: F.O.B. sân bay, v.v…Bên cạnh đó, "nếu các ngôn ngữ có

chung một nguồn gốc mà lại có thêm đặc điểm giống nhau về kiểu văn tự nữa, chẳng hạn nhƣ các ngôn ngữ Ấn Âu: Anh, Pháp, Đức, v.v… thì tính quốc tế của thuật ngữ trong các ngôn ngữ này đƣợc thể hiện rõ ra ở các mặt ngữ âm, chữ viết và lựa chọn đặc trƣng làm cơ sở định danh. Thí dụ: telephon (Pháp),

telephone (Đức), telephone (Anh), v.v…Nếu các ngôn ngữ không có cùng nguồn

gốc, có văn tự khác nhau thì tính quốc tế của thuật ngữ trong những ngôn ngữ này chỉ đƣợc thể hiện ở mặt thứ hai: Lựa chọn đặc trƣng giống nhau của khái niệm / đối tƣợng để làm cơ sở định danh khi xây dựng thuật ngữ. Thí dụ: tiếng Anh:

tele/communications ; tiếng Việt: viễn/thông" [59,9].

Nhƣ vậy, định danh là cách đặt tên cho một sự vật, hiện tƣợng. Hành vi định danh bao giờ cũng gắn với hành vi phân loại, và quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bƣớc, đó là quy loại khái niệm và chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đặc trƣng khu biệt. Nếu một trong hai bƣớc này mà có biến thể thì một vật hay quá trình đƣợc định danh sẽ mang những tên gọi khác nhau.

Khi định danh, trong số rất nhiều đặc trƣng của một sự vật, hiện tƣợng, tính chất hay quá trình, ngƣời ta chỉ chọn đặc trƣng tiêu biểu phản ánh những đặc trƣng nhất định của một biểu vật. Tuy nhiên, khi định danh những đối tƣợng có chung những thuộc tính không căn bản, ngƣời ta sẽ không chọn đặc trƣng cơ bản, nhƣng có giá trị khu biệt, để làm cơ sở cho tên gọi. Bên cạnh đó, việc chọn đặc trƣng để làm cơ sở định danh cho những đối tƣợng hay khái niệm thuộc phạm vi đời sống thông thƣờng có thể có những trƣờng hợp không cần chọn đặc trƣng bản chất, miễn là đặc trƣng ấy có đủ để khu biệt giúp nhận diện đƣợc đối tƣợng hay khái niệm cần định danh. Việc chọn đặc trƣng quan trọng và thuộc bản chất để làm cơ sở định danh thƣờng xảy ra đối với trƣờng hợp xây dựng thuật ngữ để chỉ các đối tƣợng hay khái niệm khoa học/ chuyên môn.

Để nghiên cứu đặc điểm định danh của một ngôn ngữ, các nhà nghiên

cứu đã khảo sát các tên gọi theo ba thông số sau đây: nguồn gốc của tên gọi;

kiểu ngữ nghĩa của tên gọi; cách thức biểu thị của tên gọi.

Về kiểu ngữ nghĩa của tên gọi: Theo tham tố này, có thể phân biệt tên

gọi trực tiếp và tên gọi gián tiếp; tên gọi rộng và tên gọi hẹp [dẫn theo 57,233].

Về cách thức biểu thị: V.G. Gac đã cho thấy, theo tham tố này, đặc điểm

định danh có thể đƣợc xét theo ba tiêu chí sau:

- Cách biểu thị tên gọi theo lối hoà kết hay phân tích

- Mức độ về tính rõ lí do của tên gọi

- Cách chọn đặc trưng của đối tƣợng để làm cơ sở định danh. [dẫn

theo 57, 239].

Vấn đề nguồn gốc của các thuật ngữ vật lí đã có dịp đƣợc trình bày ở chƣơng 2. Sau đây luận văn sẽ tiếp tục xem xét đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt theo các thông số: Về kiểu ngữ nghĩa Cách thức biểu thị .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa ngữ nghĩa

Nhƣ đã nêu trên đây, về đặc điểm định danh của tên gọi xét theo kiểu ngữ nghĩa, có thể phân biệt tên gọi trực tiếp và tên gọi gián tiếp; tên gọi rộng và tên gọi hẹp.

Tƣ liệu thực tế cho thấy, toàn bộ số 1387 thuật ngữ vật lí tiếng Việt đều là những đơn vị định danh trực tiếp, ví dụ: dây chống sét, đèn điện phát

quang, hấp thụ ánh sáng, khoảng bền vững, v.v… Những thuật ngữ vật lí là

đơn vị định danh gián tiếp, tức là nghĩa của thuật ngữ là ‎ý nghĩa chuyển của từ toàn dân đƣợc thuật ngữ hóa, hầu nhƣ không đáng kể (chẳng hạn, dòng

(dòng nhiệt điện, dòng nhiều pha, dòng quang dẫn, dòng quang điện,…) là

nghĩa ẩn dụ của từ dòng (nƣớc), v.v…).

Xét theo khía cạnh thứ hai, có thể thấy rằng vì thuật ngữ biểu hiện các khái niệm trong một lĩnh vực khoa học hay chuyên môn, nên ‎ý nghĩa của nó luôn đƣợc chính xác hóa. Nếu nhƣ một thuật ngữ nào đó đƣợc tạo ra từ một từ thông thƣờng trong ngôn ngữ toàn dân thì ‎ý nghĩa của thuật ngữ luôn hẹp hơn so với từ toàn dân.

Nhƣ vậy, có thể rút ra nhận xét rằng theo thông số kiểu ngữ nghĩa, các thuật ngữ đặc thù của khoa học vật lí trong tiếng Việt tuyệt đại bộ phận là những đơn vị định danh trực tiếp khái niệm hoặc đối tƣợng. Nếu một thuật ngữ nào đó đƣợc tạo ra bằng từ toàn dân, thì từ toàn dân này đƣợc thuật ngữ hóa bằng cách thu hẹp nghĩa là chủ yếu, còn số thuật ngữ đƣợc tạo theo con đƣờng chuyển nghĩa ẩn dụ hay hoán dụ từ toàn dân thì không đáng kể.

Xét về mặt nội dung biểu đạt của các thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chúng tôi chia các thuật ngữ đƣợc khảo sát thành hai loại:

- Loại thứ nhất có hình thức ngắn gọn là từ, chúng là các thuật ngữ một ngữ tố. Các thuật ngữ này dùng để định danh các sự vật, hiện tƣợng, quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mang tính chất nền tảng của chuyên ngành vật lí, ví dụ: giao thoa, dao động, điện dung, tĩnh điện, nhiễm điện, tán sắc, quang phổ, bức xạ, con lắc, cách

điện, cao kế, v.v… Theo thống kê, có 601 thuật ngữ loại này, chiếm 25,14%

(601/2390).

- Loại thứ hai đƣợc tạo ra trên cơ sở loại thứ nhất. Khi xuất hiện trong thuật ngữ thuộc loại thứ hai với tƣ cách là ngữ tố cấu tạo, các thuật ngữ thuộc loại thứ nhất có thể đƣợc loại biệt hóa để tạo thuật ngữ chỉ chủng nếu chúng đóng vai trò là thành tố chính. Chúng có thể có tác dụng mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản của những sự vật, hiện tƣợng… thuộc 8 nhóm chuyên ngành hẹp kể trên (đƣợc trình bày ở phần 3.2.3). Ví dụ: dòng nhiệt điện, dòng nhiều pha, dòng quang dẫn, dòng quang điện, dung dịch bão hòa, dung dịch chuẩn, dung dịch loãng, dung dịch lỏng, v.v...

Nhƣ vậy, các thuật ngữ loại thứ hai là các thuật ngữ gồm 2 ngữ tố trở lên. Khi đó, mỗi thuật ngữ sẽ gồm một ngữ tố loại một và những ngữ tố khác tƣơng ứng các đặc trƣng. Dƣới đây, chúng tôi sẽ trình bày mô hình định danh của các thuật ngữ loại 2. Qua đây chúng ta cũng sẽ hiểu đƣợc đặc điểm định danh của các thuật ngữ loại thứ nhất.

3.2.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt xét theo cách thức biểu thị thức biểu thị

Số lƣợng thuật ngữ vật lí trong tiếng Việt khá lớn. Kết quả thống kê do chúng tôi tiến hành dựa trên ba cuốn từ điển đối chiếu và giải thích đã cho con số khá lớn 7000 đơn vị thuật ngữ. Vì vậy, do khuôn khổ quy định của luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ chọn và phân tích một số thuật ngữ tiêu biểu nhất. Có thể coi chúng là những đơn vị điển hình nhất, nằm ở trung tâm, là hạt nhân, là những thuật ngữ đặc thù thuộc 8 chuyên ngành hẹp của hệ thống thuật ngữ vật lí tiếng Việt nhƣ đã nêu trên đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để xem xét cách thức biểu thị của thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chúng tôi dựa theo quan điểm của Gak. Gak cho rằng, "theo phƣơng diện cách thức biểu thị của thuật ngữ, các đơn vị định danh có thể phân chia theo:

a) Hình thái bên trong của chúng (tức là theo dấu hiệu đặc trƣng đƣợc sử dụng làm cơ sở cho sự định danh) ;

b) Mối liên hệ giữa các cấu trúc bên ngoài với ý nghĩa của từ (tức là theo tính có lí do của tên gọi);

c) Tính chất hòa kết thành một khối hay có thể tách biệt ra đƣợc các thành phần trong tên gọi" [ dẫn theo 57, 239].

Trên cơ sở khảo sát và phân tích hệ thuật ngữ vật lí tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, hầu nhƣ tất cả thuật ngữ vật lí tiếng Việt đều là những tên gọi hiện có thể nhận thấy rõ lí do, vì tuyệt đại đa số các thuật ngữ vật lí tiếng Việt là các từ ghép hoặc cụm từ / ngữ.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy, đặc điểm điển hình các thuật ngữ vật lí tiếng Việt là tính có lí do do tách biệt đƣợc về thành phần cấu tạo. Do đó, chúng tôi chỉ khảo sát các thuật ngữ vật lí tiếng Việt theo hình thái bên trong của chúng để xác lập ra một bộ tiêu chí các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn làm cơ sở định danh. Đồng thời từ đây có thể xác lập đƣợc một số mô hình cấu tạo thuật ngữ vật lí tiếng Việt.

Gắn với đặc thù của lĩnh vực mà thuật ngữ vật lí tiếng Việt phản ánh, chúng tôi nhận thấy, có thể xác định đƣợc bộ thuật ngữ vật lí tiếng Việt tiêu biểu tƣơng ứng với 8 phạm trù nội dung ngữ nghĩa và dƣới đây là các mô hình định danh của thuật ngữ vật lí tiếng Việt dựa trên việc phân tích cụ thể

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 72 - 108)