Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 37 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng

Nhƣ vừa nêu trên đây, con đƣờng thuật ngữ hoá từ ngữ thông thƣờng là con đƣờng làm biến đổi và phát triển nghĩa của từ để tạo ra một nghĩa mới (nghĩa thuật ngữ). Thực chất nghĩa thuật ngữ đó là một nghĩa phái sinh trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ ngữ thông thƣờng hoặc trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ. Khả năng biến dạng ý nghĩa của từ nhiều nghĩa thông thƣờng (nghĩa biểu niệm) có thể đi đến giới hạn là nghĩa thuật ngữ. Đó là trƣờng hợp mặt biểu hiện (vỏ ngữ âm) của từ và cái biểu vật giữ nguyên không thay đổi, còn ý nghĩa thì thay đổi [37, 276].

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Nét nghĩa cơ sở của cấu trúc biểu niệm trung tâm sẽ đảm bảo cho sự thống nhất giữa các ý nghĩa biểu vật. Nhƣ thế các nghĩa biểu vật của từ tuy khác nhau, tuy đối lập với nhau nhƣng giữa chúng vẫn có sự thống nhất trên cơ sở nét nghĩa chung. Nói khác đi, các ý nghĩa khác nhau của một từ lập nên một hệ thống nghĩa trong lòng một từ nhiều nghĩa” [5, 133].

Ju. X. Xtêpanov trong công trình Những cơ sở của ngôn ngữ học đại

cương quan niệm: “Khi nói đến ý nghĩa của từ thì nói chung, ta phân biệt hai

cái khác nhau; một là cái mà ngôn ngữ học nghiên cứu gọi là ý nghĩa gần của từ; hai là cái mà khoa học khác phải nghiên cứu gọi là ý nghĩa tiếp theo của từ [65, 45]. Theo cách hiểu này thì từ mặt trăng có nghĩa gần là “một tinh tú toả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng ban đêm; tháng”, còn ý nghĩa xa, nghĩa thuật ngữ là một khái niệm “vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời và chiếu sáng Trái Đất về ban đêm, có hình dạng nhìn thấy thay đổi dần từng ngày – từ khuyết đến tròn và ngƣợc lại” [65, 45].

Khi bàn về sự biến đổi ý nghĩa của từ, Lê Quang Thiêm cũng cho rằng “Trong quá trình biến đổi, phát triển nghĩa của từ nhiều nghĩa, ý nghĩa thuật ngữ vẫn còn nằm lại trong hệ thống ý nghĩa của từ xuất phát của ngôn ngữ chung. Ý nghĩa thuật ngữ này vẫn còn gắn liền với một ý nghĩa nào đó của từ ngữ thông thƣờng. Quá trình phát triển các ý nghĩa của từ nhiều nghĩa theo hƣớng từ nghĩa thông thƣờng đến nghĩa thuật ngữ chính là quá trình biến đổi nghĩa từ vựng của từ thông thƣờng theo hƣớng từ nghĩa biểu thị (denotational meaning) thuộc tầng nghĩa thực tiễn (practical stratum) chuyển thành nghĩa biểu niệm khái niệm khoa học (scientific concept) thuộc tầng nghĩa trí tuệ (intellectual stratum)” [49, 1 - 10].

Nhƣ vậy, thuật ngữ đƣợc hình thành bằng con đƣờng thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng là những thuật ngữ đƣợc hình thành theo phƣơng thức chuyên biệt hóa về nghĩa của từ thông thƣờng. Nhiều thuật ngữ vật lí tiếng Việt đã đƣợc hình thành từ các từ ngữ đời sống hàng ngày, chúng vốn là những từ ngữ thông thƣờng đã đƣợc chuyên môn hóa về nghĩa.

Trong hệ thuật ngữ vật lí tiếng Việt, kết quả thống kê cho thấy, có 744 thuật ngữ đƣợc tạo ra theo con đƣờng thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng, chiếm 31,13%.

Thí dụ: hãm ảnh, lệch mạng, liên kết, lưới, nhiệt độ tuyệt đối, ánh sáng, tật mắt, trọng lượng, trọng tâm, v.v...

Trong các ví dụ trên có thể nhận thấy phần lớn lại là thuật ngữ của các ngành khoa học khác, vì trong các ngành khoa học khác cũng tồn tại nhiều thuật ngữ đƣợc tạo ra theo cách thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng. Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuật ngữ vật lí này là những từ thông thƣờng trong ngôn ngữ toàn dân đã đƣợc thuật ngữ hóa bằng cách biến đổi theo kiểu mở rộng hay thu hẹp ý nghĩa, hay nói cách khác, chúng là những từ ngữ thông thƣờng đã đƣợc chuyên môn hóa về ‎ý nghĩa. Có rất nhiều ví dụ về quá trình biến đổi và phát triển nghĩa của từ thông thƣờng để tạo ra một nghĩa phái sinh là nghĩa thuật ngữ. Ví dụ: “ánh sáng” là một danh từ có nghĩa thông thƣờng là “sự soi sáng,

sự hướng dẫn” [42, 10]. Từ nghĩa cơ bản này, ánh sáng đƣợc dùng với nghĩa

thuật ngữ trong Từ điển thuật ngữ vật lí nhƣ sau: “ánh sáng: mắt nhìn thấy một vật nếu vật ấy phát ra ánh sáng đập vào mắt. Ánh sáng nhìn thấy này là các sóng điện từ. Ánh sáng theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những sóng điện từ mà mắt người không nhìn thấy được, như ánh sáng (tia) tử ngoại, ánh sáng (tia) hồng ngoại... cũng như mọi sóng điện từ, ánh sáng lan truyền trong chân

không với vận tốc c = 300 000 km/s” [69, 9].

“Dao động” cũng là thuật ngữ của Vật lí học, với tƣ cách là từ thông

thƣờng dao động đƣợc định nghĩa là “mất thế ổn định về tinh thần, tư tưởng,

dẫn đến dễ thay đổi ý kiến. Khi chuyển thành thuật ngữ vật lí, “dao động”

đƣợc hiểu là “chuyển động hoặc biến thiên tuần hoàn xung quanh một vị trí,

một trạng thái nhất định, gọi là một vị trí hay trạng thái cân bằng. Có nhiều loại dao động: dao động cơ học, dao động điện, dao động điện từ...Tuy có

bản chất khác nhau, chúng tuân thủ những quy luật giống nhau” [69, 44].

“Chuyển động” khi là từ thông thƣờng có nghĩa là “vận động, hoạt

động gây ra rung động, rung chuyển” [42, 255]. Khi đƣợc thuật ngữ hóa,

“chuyển động” đƣợc hiểu là: “sự biến đổi theo thời gian của vị trí một vật đối

với các vật khác hoặc của các phần của vật đối với nhau” [69, 33].

Khi là từ thông thƣờng, “nội lực” là một danh từ, có nghĩa là: “lực sinh ra trong nội bộ đối tƣợng đƣợc xét; phân biệt với ngoại lực” [42, 950]. Khi chuyển thành thuật ngữ vật lí tiếng Việt, “nội lực” đƣợc hiểu là: “lực tác dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giữa các phần tử và các chất điểm nằm bên trong hệ đang xét. Nội lực không thể làm cho toàn bộ hệ chuyển động, nhưng có thể làm cho các phần tử của

hệ chuyển động đối với nhau” [69,138].

Nhƣ vậy, “ánh sáng”,“dao động”,“nội lực”,“chuyển động” là những từ

thông thƣờng và “ánh sáng”,“dao động”,“nội lực”,“chuyển động” là các thuật ngữ vật lí tiếng Việt biểu thị các khái niệm khác nhau về cùng một sự vật, hiện tƣợng. Khác với khi là từ ngữ thông thƣờng, các thuật ngữ vật lí biểu thị những đặc trƣng chung nhất, bản chất nhất của sự vật, hiện tƣợng đƣợc nhận thức theo Vật lí học.

Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng thuật ngữ hoá từ ngữ thông thƣờng là một trong những phƣơng thức cơ bản của sự phát triển thuật ngữ vật lí tiếng Việt. Phƣơng thức này cho ta thấy rõ sự phát triển từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung, sự phát triển của thuật ngữ vật lí tiếng Việt nói riêng theo chiều sâu, phát triển nội lực theo hƣớng biến đổi và phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng. Đây cũng là con đƣờng làm giàu vốn thuật ngữ vật lí tiếng Việt một cách tiết kiệm nhất - đó là phát triển nội dung nghĩa mới, thực hiện và hoàn thành những chức năng mới trong hình thức đã có của các từ ngữ thông thƣờng trong vốn từ vựng tiếng Việt. Theo đó, trong quá trình phát triển, thuật ngữ vật lí tiếng Việt trở nên dễ hiểu, dễ dùng đối với quảng đại quần chúng.

Tóm lại: Con đƣờng tạo ra thuật ngữ bằng cách thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng khiến thuật ngữ gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày. Quá trình thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng dẫn đến nhiều từ thông thƣờng và thuật ngữ vật lí có chung một hình thức cấu tạo. Do vậy, để phân biệt đƣợc thuật ngữ và từ ngữ thông thƣờng phải căn cứ vào nội dung khái niệm về sự vật, hiện tƣợng... đƣợc biểu hiện và những đặc trƣng bản chất của sự vật, hiện tƣợng đƣợc phản ánh, chứ không phải chỉ căn cứ đơn thuần vào sự vật, hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tƣợng đƣợc định danh.

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ vật lí tiếng việt (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)