Một số phương pháp tạo hình vật liệu zeolit

Một phần của tài liệu tổng hợp vật liệu zeolit a (Trang 36 - 38)

Như chúng ta đã biết vật liệu nói chung hay zeolit nói riêng đều có rất nhiều phương pháp tạo hình khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng vật liệu. Đối với zeolit, một loại vật liệu đang chiếm nhiều ưu thế trong công nghiệp với khả năng ứng dụng rộng rãi thì vấn đề tạo hình phù hợp với mục đích sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao cũng là một vấn đề khá quan trọng và đáng được quan tâm.

Zeolit dạng bột mịn thu được là do sau giai đoạn sấy để tạo cấu trúc ổn định cho zeolit thì ta sẽ tiến hành nghiền mịn zeolit như vậy ta sẽ thu được zeolit có dạng bột mịn. Đó là sản phẩm zeolit ta thu được sau quá trình tổng hợp mà không thông qua một phương pháp tạo hình nào. Thông thường zeolit sẽ được tạo hình đặc trưng cho ứng dụng của nó và tùy thuộc vào hình dạng của zeolit ta có thể chia thành hai phương pháp tạo hình zeolit như sau:

Khoa Hóa Học & CNTP 37 Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học

Hình 1.13. Các hình dạng của Zeolite

- Zeolit dạng viên được tạo hình theo phương pháp tạo viên dầu. Dung dịch gel Aluminosilicat được nhỏ vào trong dầu nóng (thường là các hydrocacbon mạch dài) khi rơi vào trong lớp dầu, do sức căng bề mặt bị thay đổi, bản thân các viên cầu zeolit sẽ tự hình thành.

- Zeolit dạng hạt trụ và các hình thù khác được tạo theo phương pháp ép đùn. Zeolit sau khi được tạo thành ở dạng bột mịn thì sẽ được trộn với chất kết dính. Chất kết dính thông thường là Kaolinite, Bentonite, Oxyt nhôm… Sau khi lựa chọn tỉ phần thích hợp giữa chất kết dính và zeolit bột thì ta sẽ tiến hành lựa chọn chế độ phù hợp để tạo hình zeolit. Sau cùng là chọn chế độ sấy nung để tạo zeolit đúng theo nhu cầu và mục đích sử dụng.

Khoa Hóa Học & CNTP 38 Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học Chương II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM VÀ

NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu tổng hợp vật liệu zeolit a (Trang 36 - 38)