Đối với Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 94 - 100)

3.4.3.1. Hoàn thiện và bổ sung cơ chế chính sách

Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các chế độ nghiệp vụ cụ thể, đảm bảo ngắn gọn, chuẩn xác, định rõ được trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đến trưởng, phó phòng và giám đốc sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và chế độ NHNN quy định. Có chế độ khen thưởng và kỳ luật đối với cán bộ nhân viên thích đáng, góp phần đảm bảo được chất lượng hoạt động tín dụng.

Đồng thời, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong hệ thống Trong công tác thanh tra kiểm soát cần phải có đội ngũ

cán bộ là người am hiểu sâu rộng nghiệp vụ ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phải được đào tạo thêm các kiến thức bổ trợ khác như nghiệp vụ thanh tra, pháp luật, quản lý nhà nước,…để kịp thời uốn nắn những sai sót, đưa hoạt động của các đơn vị thành viên được thống nhất theo đúng qui trình nghiệp vụ, thể chế của NHNo&PTNT cũng như của Ngành, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

3.4.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin cho các chi nhánh

Triển khai nhanh chóng hệ thống, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chúng.

Nắm bắt được thông tin tốt, đặc biệt là thông tin về doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế rủi ro. Do đó trong thời gian tới bên cạnh những thông tin về doanh nghiệp, NHNo&PTNT Việt Nam cần cung cấp thêm cho các chi nhánh những thông tin về hoạt động của ngành như báo cáo phân tích ngành, những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng; chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, tình hình hoạt động của các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam có thể thu nhập các thông tin từ các kênh sau:

- Hệ thống thông tin tín dụng của NHNN. Đây là thông tin đáng tin cậy nhất cho các NHTM

- Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương như : hải quan, thuế,…

- Thu thập thông tin từ các cơ quan thông tin báo chí: đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hữu hiệu, thông tin đa dạng và phong phú

- Xây dựng mối quan hệ mua bán thông tin giữa Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam và các ngân hàng khác, với các cơ quan thông tin và

tư vấn nhằm tăng thêm những thông tin cần thiết cho quá trình xét duyệt và giám sát cho vay của các Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

3.4.3.3. Thực hiện hỗ trợ các chi nhánh trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ; mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng để tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng. Ngân hàng Agrinbank Việt Nam cũng có thể hỗ trợ kinh phí, cử cán bộ đi học ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, khoa học trong và ngoài nước. Cung cấp đầy đủ các tư liệu, văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn và các quy định khác có liên quan của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng NNHNo&PTNT Việt Nam để cán bộ tín dụng tự tham khảo và nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng như đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì nó đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế. Do đó rủi ro tín dụng là một vấn đề cần phải được quan tâm nghiên cứu, đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp

Điều đó cho thấy, trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhưng hoạt động quản lý RRTD chưa bao giờ là đủ. Với tác động sâu rộng và mạnh mẽ của RRTD, tùy từng giai đoạn mức độ phát triển, mà ngân hàng phải luôn củng cố hoàn thiện công tác quản lý RRTD, để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho ngân hàng.

Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày sơ lược các dạng rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động, tập trung phân tích kỹ RRTD và quy trình quản lý RRTD. Đồng thời, với phần phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và quản lý RRTD tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh.

Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp giúp NHNo&PTNT Hà Tĩnh ngày càng hoàn thiện khả năng quản lý RRTD, đồng thời kiến nghị các ban ngành hữu quan có hướng giải pháp để tạo điều kiện cho ngân hàng tăng cường khả năng quản lý RRTD.

Điểm căn bản chính là chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh, cần xây dựng rõ chính sách hoạt động tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phổ biến đến từng CBTD để từ đó có định hướng cho vay hợp lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình và quy trình quản lý RRTD, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin … Từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý RRTD, để nâng cao chuẩn an toàn

cho chính ngân hàng, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là yêu cầu sống còn của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Do đó rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp và những độc giả quan tâm đế vấn đề này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các Giảng viên. Đặc biệt là TS Trương Quốc Cường , cùng với sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ viên chức của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã giúp tôi hoàn thành luận văn này./.

tín dụng Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, Số 17 tháng 9-2008, trang 23- 25

2. Huỳnh Thế Du, “Thành Công và Thất Bại của các Mô hình xử lý nợ xấu”, (15/11/2004), Tài liệu Fullbright

3. PGS TS Nguyễn Thị Liên Hoa, Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các ngân hàng thương mại, Tạp chí Phát triển kinh tế TP HCM, 06-2008

4. TS Lê Thị Mận và Ths Hồng Thị Lan Phương, “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM”,

Tạp chí phát triển kinh tế, Số 187 tháng 05-2006

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vĩnh Tường (2008), Đề án Phát triển kinh doanh năm 2009

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vĩnh Tường (2009), Đề án Phát triển kinh doanh năm 2010

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vĩnh Tường (2010), Đề án Phát triển kinh doanh năm 2011

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2004),

Sổ tay tín dụng

10.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2007),

Tài liệu tập huấn chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

nghiên cứu khoa học lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng – 2008

12.Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, Jonh Wiley & Sons Publication.

13.Nguyễn Văn Tiến, Giáo tình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, 2009

14.Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w