Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 49 - 61)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Hà Tĩnh Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh là đơn vị thành viên Ngân hàng cấp I trong hơn 100 chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam. Ngân hàng có Trụ sở chính tại Nhà số 1 Đường Phan Đình Phùng - Thị xã Hà Tĩnh. Tiền thân của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh là chi nhánh NHNo Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 115/NHQĐ ngày 24 tháng 8 năm 1991 của Thống đôc NHNN Việt Nam (thành lập cùng thời điểm tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Ngày 04 tháng 06 năm 1998, Thống đốc NHNN Việt Nam có Quyết định số 198/1998-QĐ/NHNN5 về việc thành lập Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh.

Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: vừa trực tiếp kinh donah vừa quản lý các Ngân hàng cấp II trực thuộc 11 huyện, thị xã là: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Thị xã Hà Tĩnh, Can lộc , Thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, hoạt động trên địa bàn kinh tế hàng hóa phát triển chậm, đời sống đại bộ phận nhân dân ở mức thấp; không biết bao khó khăn vất và, thử thách mà các thế hệ cán bộ Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh đã trả qua, đã đổ mồ hôi công sức để đưa Chi nhánh vượt qua giai đoạn chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, vượt qua sự nghiệt ngã của cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Hà Tĩnh và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

đó 74% có trình độ đại học và trên đại học), bộ máy tổ chức như sau:

Ban giám đốc (có 4 người): Một Giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật, phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch, kế toán, kiểm soát và trực tiếp là bí thư chi bộ.

 Một phó giám đốc: phụ trách về Kế toán  Một phó giám đốc phụ trách về Kinh doanh

 Một phó giám đốc phụ trách về Kiểm soát - Hành chính

 Phòng kế hoạch - kinh doanh (9 người): Nghiên cứu đề xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hóa vốn kinh doanh trên địa bàn. Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

 Phòng kế toán và ngân quỹ (17 người): Tổ chức hạch toán tài sản và các hoạt động kinh doanh... của đơn vị nhanh chóng đầy đủ chính xác.

 Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ (5 người): Có nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán nội bộ.

 Phòng hành chính (14 người): Quản lí nhân sự, tiền lương và hành chính  Ngoài các phòng, ban trên Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh còn có 11 NHNo & PTNT ở huyện, thị; 19 Chi nhánh Ngân hàng cấp III và 3404 tổ vay vốn ở nôn thôn. Từ đây mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng được củng cố trải rộng khắp các vùng trong tỉnh từ thành thị đến nông thôn, nhất là các vùng sâu vùng xa nhằm gốp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế Hà Tĩnh.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

` 2.

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Trong những năm qua NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã chủ động, nhạy bén trong chỉ đạo điều hành, xử lý linh hoạt cơ chế lãi suất, thị trường và khách hàng. Tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của NHNo&PTNT cấp trên, của cấp uỷ, chính quyền các cấp kết hợp với tăng cường vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể, xây dựng đoàn kết nội bộ... Nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh được giao. Cụ thể như sau:

Giám Đốc Phòng tin học Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng hành chính Phòng thanh toán quốc tế Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh qua các năm

Nguồn vốn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Phân theo kỳ hạn Nguồn vốn không kỳ hạn 420 7,9 412 6,24 625 7,47 Nguồn vốn có kỳ hạn 4.893 92,1 6.180 93,76 7.743 92,53

Phân theo nội tệ, ngoại tệ

VNĐ 4.823 90,77 6.087 92,33 7.928 94,75

Ngoại tệ 490 9,23 505 7,67 440 5,25

Tổng nguồn vốn 5.313 100 6.592 100 8.368 100

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm -NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Từ bảng trên ta có thể thấy sự thay đổi rõ ràng về qui mô nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2008 chỉ có tổng nguồn vốn tương đối khiêm tốn là 76 tỷ, chỉ qua 3 năm tổng nguồn vốn của ngân hàng lên đến 194 tỷ vào năm 2008, tức là tăng khoảng xấp xỉ 1,4 lần và đạt 125% chỉ tiêu đề ra cho năm 2010. Như vậy ta có thể thấy tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng là tương đối tốt và có chiều hướng tăng mạnh, có tiềm năng.

Biểu đồ 2.1. Tình hình nguồn vốn huy động thay đổi qua các năm

Nhìn chung, trong 3 năm qua, công tác huy động vốn của toàn Chi nhánh tại địa phương tốt. Tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của chi nhánh có chiều hướng giảm và chiếm tỉ lệ nhỏ qua các năm chứng tỏ nguồn vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng ngày càng gia tăng với tỷ trọng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong ngân hàng, đây là dấu hiệu chứng tỏ ngân hàng đang có nguồn vốn huy động khá ổn định để phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay của ngân hàng, đồng thời cũng tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động tăng tương đối đều qua 3 năm với tốc độc tăng khoảng 25% so với tổng nguồn vốn huy động năm trước. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng được duy trì ổn định nhờ những chiến lược kinh doanh hiệu quả được đưa ra kịp thời.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng bằng biện pháp như hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, hạ thấp lãi suất nhằm thu hút khách hàng có xu hướng gia tăng đã gây không ít khó khăn cho hoạt động ngân hàng nói chung và Chi Nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh nói riêng. Song, do xác định là đầu mối giao dịch trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, sự hợp tác có hiệu quả của các bạn hàng, cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, bằng nhiều biện pháp chủ động, tích cực, Chi nhánh vẫn giữ vững tốc độ phát triển theo phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng” góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn và hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Bảng 2.2. Số liệu dư nợ tín dụng từ 2010 đến 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Theo thời hạn 5.254.066 5.695.220 6.597.501 Ngắn hạn 3.272.653 3.755.022 4.207.439 - Trung và dài hạn 1.981.413 1.940.198 2.390.062 Mức chênh lệch 441.154 902.281 Tốc độ tăng trưởng 8,40% 15,84%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm -NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua của Chi nhánh khá ổn định. Dư nợ cho vay năm 2012 tăng so với 2011: 902.281 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,84 % gần gấp đôi tỷ lệ tăng của năm 2011 so với năm 2010 là 8,40%.

Biểu đồ 2.2. Phân loại nợ theo kỳ hạn

Xét về cơ cấu tín dụng, một số đặc điểm chính:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn và tăng đều qua các năm. Như vậy là nhờ cơ chế cho vay và quy định của Ngân hàng đã thông thoáng hơn. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong những năm qua doanh số cho vay của Chi nhánh liên tục tăng lên góp phần cho tổng dư nợ có sự tăng lên. Dư nợ ngắn hạn tăng lên là do bên cạnh cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, NH còn chú ý đến cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay sinh viên, cho vay sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể.

2.1.3.3. Hoạt động khác

Agribank Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: bảo lãnh, đại lý Western Union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án…Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như đầu tư cho nông nghiệp...

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.1.1. Phân loại nợ

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá RRTD của một ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đó là nợ xấu. Điều đó có nghĩa, việc phân tích quản lý RRTD trong NHNo&PTNT Việt Nam cũng là việc phân tích tình hình nợ xấu tại ngân hàng.

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Theo quy định của NHNN, các khoản vay được phân nhóm nợ thích hợp nhằm phản ánh tính chất, mức độ xảy ra của khoản vay đó từ đó NH có thể trích lập dự phòng hay xử lý rủi ro để giảm thiểu hậu quả đối với hoạt động kinh doanh. Trong các nhóm nợ thì các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 là các khoản nợ có mức độ rủi ro cao nhất (hay còn gọi là nợ xấu) và có nguy cơ dẫn đến mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Đối với các khoản nợ xấu, các tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và RRTD.

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu/Dư nợ

Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tĩnh chất lượng các khoản vay là khá tốt, tỷ lệ nợ xấu nằm trong phạm vi cho phép của NHTW. Tốc đô tăng của tổng dư nợ khá đều, tuy nhiên sự thay đổi của các nhóm nợ có sự khác

biệt giữa các năm. Nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao (trung bình là 96%) và đáng chú ý là các khoản nợ nhóm 5 có dấu hiệu tăng lên.

Bảng 2.3. Phân loại nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 5.139.388 5.570.309 5.999.780 Nhóm 1 4.952.731 5.284.954 6.312.678 Nhóm 2 89.284 118.841 72.795 Nhóm 3 23.080 23.805 21.039 Nhóm 4 21.682 71.811 37.210 Nhóm 5 52.611 70.898 88.584 Tổng nợ xấu 97.374 166.514 146.833 Tỷ lệ nợ xấu 1,89% 2,99% 2,25%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm -NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Qua bảng 2.3 ta thấy các năm 2010, 2011, 2012 số nợ xấu gia tăng về mặt tuyệt đối. Cụ thể: năm 2010 là 97.374 triệu đồng; năm 2011 tăng lên

166.514 triệu đồng đến năm 2012 đã giảm xuống còn 146.833 triệu đồng. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản lý RRTD, đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai. Nợ nhóm 4 năm 2011 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010. Nợ nhóm 5 có xu hướng tăng với giá trị tương đối lớn qua các năm. Về mặt tương đối, tỷ trọng nợ xấu có sự thay đổi ko đều trong đó tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể là năm 2010 nợ xấu chiếm 1,89%

trong tổng dư nợ, năm 2011 là 2,99% nhưng năm 2012 đã giảm xuống còn

2,25%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu luôn nằm trong mức an toàn của NHTW. Đó là mặt tích cực cũng như là sự nỗ lực hết sức mình trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh để hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

2.2.1.2. Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Việc phân loại nợ xấu cụ thể hơn nhằm xác định định hướng bước đi của toàn Chi nhánh trong thời gian tới.

Bảng 2.4. Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ xấu 97.374 166.514 146.833

Trong đó:

Ngắn hạn 48.325 106.179 59.066

Trung và dài hạn 49.049 60.335 87.767

Nguồn: Báo cáo công tác trích lập và xử lý RRTD NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2011 và có xu hướng giảm vào năm 2012 tuy nhiên về mặt tuyệt đối thì giá trị nợ xấu ngắn hạn vẫn lớn, tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2012 với tỷ lệ tăng 45% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khó khăn chung của nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng, các doanh nghiệp làm ăn lỗ, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng bên cạnh đó, dịch bệnh chăn nuôi cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.3. Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

2.2.1.3. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nợ xấu ở khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm tỷ trọng 60% - 70% và có xu hướng tăng so với năm 2010 trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2011 và có sự giảm nhẹ vào năm 2012. Nợ xấu khu vực thành phần kinh tế hộ cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng cũng có xu hướng tăng giống khu vực doanh nghiệp. Có thể thấy công tác sàng lọc trước cho vay vẫn chưa được thực hiện triệt để.

Bảng 2.5. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ xấu 97.374 166.514 146.833

Trong đó:

Doanh nghiệp tư nhân 3.653

Công ty cổ phần, TNHH 60.320 116.073 100.203

Hộ cá thể 33.401 50.441 46.630

Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững đối với NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng.

Biểu đồ 2.4. Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.2.1.4. Một số nguyên nhân của những rủi ro tín dụng

- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh để đầu tư bất động sản hoặc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn…). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng có đặc điểm sau:

+ Hạn mức cho vay không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w