Xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện về khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 86 - 88)

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng NHNo&PTNT đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín

dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các NH để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng NHNo&PTNT cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh từ đó Chi nhánh cung cấp, triển khai thống nhất toàn tỉnh để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

NHNo&PTNT Hà Tĩnh cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh.

Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị, máy vi tính ở những nơi kém phát triển… kết hợp với việc cử cán bộ tới những đó để triển khai, đào tạo giúp chi nhánh sử dụng máy móc vào phục vụ hoạt động của mình.

Cần áp dụng phần mềm hỗ trợ để ngăn chặn được tình trạng khách hàng đang có nợ quá hạn tại chi nhánh này nhưng lại đi vay ở chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp.

Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, của các NHTM khác, cũng như khai thác thông tin phòng ngừa rủi ro qua các nguồn khác , kể cả ở nước ngoài để cung cấp cho các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Liên ngành NHNo&PTNT – Hội nông dân – Hội phụ nữ mở hội nghị tổng kết chương trình phối kết hợp, tổng kết mô hình cho vay, thu nợ qua Tổ vay vốn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp và có quy định chung, thống nhất trong các khâu thực hiện.

Có văn bản quy định tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ vay vốn. Hội Nông dân, Phụ nữ huyện ban hành văn bản chỉ đạo Hội nông dân, Hội phụ nữ cơ sở xã, phường phối hợp cùng ngân hàng nông nghiệp cũng cố, chấn chỉnh hoạt động tố nhóm.

− Tổ chức kiểm tra quy chế hoạt động, quy trình cho vay qua tổ vay vốn đối với 100% số tổ đã thành lập để xác định chính xác chất lượng hoạt động của tổ ...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w