Những tồn tại

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 67 - 68)

Mặc dù có những tiến bộ trong quản lý RRTD nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần hạn chế khắc phục cơ bản sau:

Chưa có bộ phận chuyên trách quản lý RRTD, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tĩnh chưa tách riêng biệt ba bộ phận: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ nhằm rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng cũng như gắn quản lý rủi ro đến từng bộ phận, cá nhân liên quan. Điều này xuất phát từ chính sách của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

NHNo&PTNT Hà Tĩnh chưa có chính sách Quản lý RRTD rõ ràng, các chính sách hiện tại quy định hiện tại thường chỉ quan tâm chủ yếu đến chính sách tài sản đảm bảo và chưa có chính sách khách hàng cũng như chính sách phí, lãi suất tín dụng riêng biệt đối với từng nhóm khách hàng khác nhau.

Chất lượng thẩm định và kiểm tra vốn vay sau khi cho vay chưa cao: Kết quả khảo sát thực tế về kiểm tra hồ sơ vay cho thấy chất lượng nhiều báo cáo thẩm định và kiểm tra vốn sau khi cho vay chưa đạt yêu cầu. Tình trạng sao chép lại thông tin do khách hàng cung cấp mà không cần đối chiếu, phân tích với các nguồn thông tin khác khá phổ biến. Các loại rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của khách hàng không được đề cập kỹ trong các báo cáo.

Tình trạng thiếu CBTD, đặc biệt là cán bộ có kinh nghiệm là tình trạng phổ biến trong toàn hệ thống. Do vậy, việc đánh giá phân tích phần lớn chỉ

mang tính hình thức thủ tục.

Công tác đào tạo cán bộ tuy đã được chú trong hơn nhưng còn mang tính tự phát, chưa bài bản nên chưa hiệu quả dẫn đến việc một số cán bộ chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm đã được hướng dẫn khách hàng cũng như thẩm định những dự án lớn. Các cán bộ tín dụng vẫn làm theo quan điểm cá nhân, dựa vào thông tin khách hàng cung cấp để đánh giá thực trạng tài chính, năng lực của khách hàng do đó đánh giá sai về dự án.

Cách đánh giá rủi ro còn nặng về cảm tính, thiếu các công cụ đo lường rủi ro hiệu quả: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là khi áp dụng đối các doanh nghiệp nhỏ có tính chất hoạt động như những công ty gia đình thì việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, quản lý gặp rất nhiều khó khăn do các báo cáo tài chính không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chưa thực sự đủ độ tin cậy.

Việc chỉ đạo xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ quá hạn tuy đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn của doanh nghiệp và cá nhân tiến độ xử lý chậm, hiệu quả chưa cao.

Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro như: đưa khách hàng mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay cũng chưa được chú ý đến.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w