KẾT LUẬN – KIẾN NGHI Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sinh trưởng của cây Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus Blume) ở khu rừng phòng hộ La Ngà, tỉnh Bình Thuận (Trang 70 - 72)

Hình 4.23 Quan hệ giữa chỉ số bề rộng vịng năm của Bạch tùng với số giờ nắng bình quân hàng tháng trong năm.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHI Kết luận

Kết luận

Từ quá trình nghiên cứu phản ứng của Bạch tùng với khí hậu của khu vực DaS`Rang, Ban QLRPH La Ngà, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, cĩ thể đi đến những kết luận sau:

- Khu vực nghiên cứu cĩ tổng nhiệt độ cả năm khoảng 7.9880C; nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 21,9°C. Lượng mưa trung bình năm là 2.973mm. Độ ẩm khơng khí trung bình cả năm là 86%. Số giờ nắng trung bình tháng là 2.033 giờ/năm. Hệ số thủy nhiệt trung bình năm là 3,67. Nĩi chung, khí hậu khu vực DaS`Rang thuận lợi cho sinh trưởng của thảm thực vật rừng.

- Chuỗi bề rộng vịng năm và chỉ số tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng cĩ hiện tượng tự tương quan và tính nhạy cảm rất cao.

- Bạch tùng là lồi cây gỗ địi hỏi nhiệt độ thấp. Sự gia tăng nhiệt độ khơng khí trung bình hàng tháng đều cĩ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Tuy vậy, phản ứng tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng chỉ biểu hiện rõ rệt với nhiệt độ khơng khí tháng 1, tháng 1-4, 5-10 và tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

- Lượng mưa cao từ tháng 1 đến tháng 8 cĩ ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Lượng mưa cao từ tháng 9 đến tháng 12 cĩ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Tuy vậy, phản ứng tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng chỉ biểu hiện rõ rệt với lượng mưa tháng 4 và tổng lượng mưa từ tháng 1 đến 4.

- Độ ẩm khơng khí cao từ tháng 1 đến tháng 10 cĩ ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Ngược lại, sự gia tăng độ ẩm khơng khí vào tháng 11 và 12 cĩ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Tuy vậy, phản ứng tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng chỉ biểu hiện rõ rệt với độ ẩm khơng khí trung bình của tháng 1 và tháng 10.

- Nắng nhiều vào vào tháng 2 và 3 cĩ ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Ngược lại, nắng nhiều vào tháng 1 và tháng 9 cĩ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng.

- Sự nâng cao hệ số thủy nhiệt từ tháng 1 đến tháng 8 cĩ ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Ngược lại, hệ số thủy nhiệt cao từ tháng 9 đến tháng 12 cĩ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng. Phản ứng tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng biểu hiện rõ nhất với hệ số thủy nhiệt tháng 4.

- Tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng cĩ mối quan hệ dương với tổng số cấp thời tiết tổng hợp được tính theo nhiệt độ khơng khí trung bình tháng 1 và tổng lượng mưa tháng 4. Những năm cĩ tổng số cấp thời tiết tổng hợp từ 7 trở lên, thì bề rộng vịng năm của Bạch tùng sẽ gia tăng. Ngược lại, những năm cĩ tổng số cấp thời tiết tổng hợp nhỏ hơn 7, thì tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng sẽ giảm.

- Để hạn chế tác hại xấu của các yếu tố khí hậu đối với tăng trưởng của quần thể Bạch tùng, phương hướng chung là dùng những biện pháp lâm sinh để tránh ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao và nâng cao độ ẩm đất và khơng khí vào mùa khơ hạn.

- Qua điều tra sự xuất hiện của Bạch tùng và cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu cho thấy Bạch tùng lồi cây 1 thế hệ, chỉ xuất hiện cây cĩ đường kính trên 60 cm và nhiều cây con cao dưới 1 m nhưng khơng xuất hiện cây trung gian. Cần áp dụng biện pháp mở tán rừng giúp cây con phát triển.

Kiến nghị

Đề tài luận văn thạc sĩ này đã xây dựng được chuỗi niên đại vịng năm của Bạch tùng; đồng thời đã phát hiện những mối liên hệ rõ rệt giữa tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng với những yếu tố khí hậu. Tuy vậy, chúng tơi nhận thấy vẫn cịn nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Vì thế, chúng tơi kiến nghị những ai quan tâm đến Bạch tùng cần tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Xây dựng chuỗi niên đại vịng năm chuẩn hĩa của Bạch tùng ở những vị trí khác nhau của tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng. Đây là ngân hàng vịng năm quan trọng để sử dụng vào những mục đích khác nhau của sinh thái rừng, khí hậu- thủy văn rừng và nhiều khoa học khác.

- Xác định thời kỳ bắt đầu và kết thúc mùa sinh trưởng trong năm của Bạch tùng. Đây là căn cứ khoa học để giải thích mối liên hệ giữa tăng trưởng bề rộng vịng năm của Bạch tùng với các yếu tố mơi trường (khí hậu, địa hình – đất…).

- Nghiên cứu thử nghiệm chế độ che bĩng và chế độ tưới nước cho cây con Bạch tùng trong giai đoạn vườn ươm. Đây là cơ sở khoa học để minh chứng cho những kết luận rút ra từ đề tài luận văn thạc sỹ này.

- Khu vực nghiên cứu là rừng phịng hộ đầu nguồn nên cĩ thể nghên cứu biện pháp khai thác tận dụng một số cây quá tuổi thành thục nhằm mở tán rừng cho cây con phát triển thay thế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến sinh trưởng của cây Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus Blume) ở khu rừng phòng hộ La Ngà, tỉnh Bình Thuận (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w