Hạn chế của Tiểu luận và định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 77 - 78)

II Các nút cổ chai chưa tìm ra biện pháp giải quyết

5.3 Hạn chế của Tiểu luận và định hướng nghiên cứu

Trong phạm vi nhỏ của bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế về nội dung các vấn đề đã nghiên cứu, cũng việc phân tích và tổng hợp các thông tin liên quan. Các yếu tố quyết định cơ bản đã được xem xét, tuy nhiên để có một cái nhìn toàn diện đầy đủ về các quyết định đầu tư trong lĩnh vực Carbon thấp cũng như tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất và bảo vệ hạ tầng xã hội hiện hành cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn.

Phát triển nền kinh tế theo hướng Carbon thấp đảm bảo phát triển bền vững là cấp thiết và không phải chỉ ở riêng một hay vài quốc gia mà ở tất cả các quốc gia trên toàn cầu.

Việt nam là nước đi sau nên cần tranh thủ tiếp thu và chọn lọc từ những kinh nghiệm của các nước đi trước có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và thiên nhiên trong việc phát triển và thu hút công nghệ Carbon thấp.

Các nghiên cứu tiếp theo có thể sẽ nghiên cứu sâu hơn về việc đóng góp ý kiến để bổ sung, hoàn thiện bộ khung văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách nhằm khuyến LCF trong các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu cũng như phân tích để tìm ra định hướng đúng trong việc xác định thứ tự ưu tiên các dự án. tránh trở thành “bãi rác” công nghệ của thế giới, lựa chọn các dòng LCF với công nghệ tiên tiến và hiệu quả. Đó sẽ là cơ sở để Việt Nam đi lên trên con đường phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 77 - 78)