CHƯƠNG III: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LCF VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT LCF TRONG LĨNH VỰC TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG CỦA
4.2 Thực trạng LCF ở Việt Nam
Tham gia vào nghị định thư Kyoto, Việt nam đã và đang tiến hành các dự án đầu tư theo cơ chế CDMsong phương với các nước. Việt nam cũng được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế. Việt Nam có nhiều lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển dự án này như: Năng lượng, thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành, thu
hồi và sử dụng CH4 từ các bãi xử lý rác thải và các mỏ khai thác than, ứng dụng năng lượng tái tạo, tạo các bể chứa và bể tiêu thụ khí nhà kính: trồng rừng và tái trồng rừng, chuyển đổi và sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong đó, có những ý tưởng dự án đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và thực hiện thành công nhóm dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông, dự án Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Trường Thịnh, Thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải, tỉnh Nghệ An….Tính đến 11/04/2012 theo báo cáo của Bộ tài nguyên môi trường Việt nam thì các dự án thực hiện theo cơ chế CDM và đã được EB chấp nhận đăng ký CDM thuộc các nhóm sau (chi tiết như Phụ lục 01 đính kèm).
- 11 Dự án xử lý nước thải và thu hồi khí thải như Mêtan - 08 Dự án tái tạo năng lượng từ chất thải
- 88 Dự án xây dựng nhà máy thủy điện - 02 Dự án xây dựng nhà máy điện khác - 01 Dự án tái trồng rừng.
Sau đây là một số dự án tiêu biểu đã và đang thực hiện theo cơ chế CDM tại có hiệu quả tại Việt Nam:
Dự án Mỏ dầu Rạng Đông (Vũng Tàu), mục tiêu của dự án là cung cấp thêm nguồn năng lượng sạch từ khí thiên nhiên, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ, đồng thời giảm khoảng 1/2 giá thành nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy điện trong khu vực so với khí từ các mỏ khác. Hoạt động chính của dự án là xây dựng hệ thống đường ống và máy nén để thu hồi, tận dụng các loại khí đồng hành từ các mỏ dầu làm khí đốt cho các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ và Bà Rịa, dự án giúp giảm phát khí thải khoảng 6,7 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm, với trị giá tương đương khoảng 45 triệu USD. Ngày 19/12/2007, dự án này đã thu về được 4,5 triệu USD từ việc kinh doanh CER.
Nguồn: PVN
Hình 4.3: Vận hành thiết bị thu gom khí mỏ dạng đông
Tại dự án tái chế năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh nằm ở phía Bắc TPHCM, cách trung tâm thành phố khoảng 9km theo đường chim bay và nằm phía Nam huyện Hóc Môn, thuộc xã Đông Thạnh, cách sông Sài Gòn 3km.
Mục tiêu của dự án là xây dựng nâng cao chất lượng công trình xử lý rác, chống ô nhiễm đất, không khí và nước ngầm; Tận thu khí trong quá trình xử lý rác, đốt chuyển hoá thành điện; Nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật cho nhân viên trong công tác vận hành bãi chôn lấp rác. Hoạt động giảm phát thải chính là thu hồi khí sinh học từ bãi rác để sản xuất điện năng. Tiềm năng giảm phát thải là 2,040 triệu tấn CO2 (giai đoạn 2008 -2014). Thời gian thực hiện dự án là 7 năm x 3 chu kỳ, tính từ đầu năm 2008.
Bãi chôn lấp Đông Thạnh có lịch sử hình thành ban đầu là tự phát từ năm 1991, cùng với nó là hình thành các hộ dân bao quanh để thu lượm các phế liệu lẫn trong rác còn tái chế tận dụng được.Hiện nay bãi chiếm tổng diện tích là 40 ha và có cơ cấu diện tích như sau:
• Tổng diện tích bãi chôn lấp • Bãi chôn lấp I , cao độ chôn
lấp 32 m
• Bãi chôn lấp II , cao độ : : : : 32,36 ha 20,88 ha 11,48 ha 6, 4 ha
chôn lấp 13 m
• Hồ nước thải Rãnh nước : 1,55 ha
• Đường
:
2,96 ha
Công nghệ áp dụng cho bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt Đông Thạnh:
1. Đây là bãi chôn lấp nửa chìm, nửa nổi, liên tục theo thời gian, không gian. 2. Hệ thống thu nước thải :
o Giếng thu nước.
o Tuyến ống chuyển nước thải về hồ chứa nước thải.
o Hồ chứa nước thải.
Hình 4.4: Dự án tái chế năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh - HCM
Dự án thủy điện Đakne, mục tiêu là sản xuất năng lượng điện nhờ thủy lực và đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia. Hoạt động chính của dự án là tái tạo năng lượng từ thủy lực, cấp điện vào hệ thống điện quốc gia. ĐăkNe cũng là nhà máy thủy điện đầu tiên của Tây Nguyên đăng ký triển khai thành công theo cơ chế CDM.
Khởi công từ tháng 2/2007, đến ngày 18/9/2010 vừa qua nhà máy chính thức được khánh thành đưa vào hoạt động, dự kiến khi đưa vào sử dụng nhà máy sẽ đạt công suất 8.1 MW, sản lượng điện đạt 37.96 triệu Kwh/năm và sẽ hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Nguồn: AB Bank
Hình 4.5 Công trường thủy điện Đakne ngày đang thi công
Việt Nam không thuộc diện các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, song Việt Nam hiện là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, Việt Nam đã sớm gia nhập Nghị định thư Kyoto từ năm 2002. Tháng 3 năm 2003, theo yêu cầu của Nghị định thư Kyoto và Thoả thuận bổ sung Marrakech, Việt Nam đã thành lập Cơ quan quốc gia về CDM thuộc Văn phòng Ozone và biến đổi khí hậu, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các dự án thực hiện theo cơ chế CDM ở nước ta trong thời gian qua là hết sức thiết thực đã đem
lại những hiệu quả rõ rệt. Kết quả thu được từ các dự án. Điển hình là Dự án tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp và Dự án thu gom khí đồng hành mỏ Rạng Đông của nhà thầu JVPC (Nhật). Dự án trong lĩnh vực nồi hơi công nghiệp có mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của nồi hơi công nghiệp, nâng cao hiệu suất nồi hơi với chi phí đầu tư thấp, nhờ đó giảm phát thải khí CO2 trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả cụ thể thu được từ Dự án này là giảm được khoảng 150 nghìn tấn CO2 mỗi năm, nhờ tăng được hiệu suất trung bình của nồi hơi công nghiệp từ 45% lên 60%.
Hình thức của các dự án đầu tư theo cơ chế CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là các tổ chức ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp công nghệ, tìm đến các nước đang phát triển có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện dự án. Điều này có nghĩa thị trường buôn bán phát thải đang ở tình trạng một chiều, người mua chủ động tìm đến những địa chỉ có tiềm năng cung cấp sản phẩm mà họ cần. Trong thời gian tới, sự phát triển về quy mô và chất lượng của thị trường sẽ thay đổi, và theo đó, hình thức buôn bán phát thải sẽ cân bằng hơn, nghĩa là sẽ có cả những nhà cung cấp sản phẩm chủ động tìm đến người tiêu dùng. Nhất là khi Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch và một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch đã được ban hành.
Như vậy, có thể nói rằng hành trình của Việt Nam trên con đường tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nói chung và Cơ chế phát triển sạch nói riêng mới chỉ bắt đầu. Nhưng với những thành công bước đầu, với những cơ chế, chính sách đã và đang xây dựng và những nguồn lực sẵn có sẽ giúp Việt Nam thành công hơn nữa trong các dự án theo cơ chế CDM, vững bước hơn trên con đường hướng tới một quốc gia tăng trưởng về kinh tế, phát triển về xã hội và bền vững về môi trường.
Tính đến ngày 1/8/2010 các Dự án CDM đã tiến hành trên thế giới từ khi nghị định thư Kyoto có hiệu lực là 2289 dự án được đăng ký với EB và tính đến 11/4/2012 theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường, Việt nam đã có 110 Dự án được ban chấp hành quốc tế (EB) chấp nhận đăng ký dự án theo cơ chế sạch – CDM.