Nhóm động cơ về kinh tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG III: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LCF VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT LCF TRONG LĨNH VỰC TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG CỦA

3.3.1.1 Nhóm động cơ về kinh tế

• Nhân tố thị trường

Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm.

Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia TNC thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu khác

cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ.

Ví dụ như Việt Nam có rất nhiều ưu thế về thuỷ điện, về năng lượng gió, năng lượng mặt trời và có một nền nông nghiệp phong phú với rất nhiều phụ phẩm có thể sử dụng để làm ra năng lượng sạch và đây là thị trường tiềm năng để thu hút các TNCs của các nước phát triển đầu tư vào.

• Nhân tố lợi nhuận

Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là phương tiện rất hữu hiệu của các TNC trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại. Hiện nay các nước chủ nhà đã ban hành và chỉnh sửa các quy định hữu ích để hỗ trợ thu hút LCF.

• Nhân tố về chi phí

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các TNC đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệch.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá

rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi quan thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.

Trong một cuộc điều tra các TNC có mặt tại Philippines hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy vị trí địa lý, chi phí nhân công thấp và thị trường nội địa là ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng khác nhau quốc gia này. Trong khi đó, những nhân tố quan trọng nhất giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương của Thái Lan là chi phí nhân công thấp, các điều kiện ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương và sự sẵn có về tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w