Nhóm động cơ về tài nguyên

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG III: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LCF VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT LCF TRONG LĨNH VỰC TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG CỦA

3.3.1.2 Nhóm động cơ về tài nguyên

• Nguồn nhân lực

Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các TNC cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư.

• Tài nguyên thiên nhiên

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ... Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều TNC trong các thập kỷ qua.

Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia, Malaysia Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% FDI của toàn thế giới trong giai đoạn 1973- 1984.

Tỉnh Giang Tô ở phía Đông Trung Quốc đã biết phát huy thế mạnh về tài nguyên của địa phương và đặc biệt tích cực trong phát triển năng lượng tái tạo, dẫn đầu cả nước về khai thác điện từ gió. Trong khoảng thời gian gần 5 năm, tỉnh này đặt kế hoạch tăng công suất điện từ gió từ mức ‘không’ lên 1.500 MW. Khu vực này còn là cơ sở quan trọng của ngành công nghiệp mặt trời, với hơn 180 công ty tham gia vào phát triển, sản xuất và cung cấp các dịch vụ ứng dụng nhiệt mặt trời. (theo nhật báo

Trung quốc 3/2005).

• Vị trí địa lý

Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 30 - 31)