Tóm tắt những nội dung đã thực hiện của Tiểu luận

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 76 - 77)

II Các nút cổ chai chưa tìm ra biện pháp giải quyết

5.2 Tóm tắt những nội dung đã thực hiện của Tiểu luận

Chương I trình bày tổng quan về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu.

Chương II bài tiểu luận trình bày những nội dung sau:

- Trình bày sơ lược về tình trạng biến đổi khí hậu nói chung và hiện tượng hiệu ứng nhà kính nói riêng, dẫn đến sự ra đời của nghị định Kyoto. Bài tiểu luận cũng phân tích các cơ chế của nghị định Kyoto là khung pháp lý cho phép thực hiện LCF đơn phương, song phương và đa phương giữa các quốc gia.

- Trình bày tổng quan về LCF, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm về LCF và phân loại LCF.

Chương III bài tiểu luận tập trung trình bày các yếu tố quyết định LCF của nước chủ nhà, bao gồm các nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ nước đi đầu tư và các nhân tố “kéo” của các nước nhận đầu tư và kinh nghiệm thu hút LCF hiệu quả trên thế giới, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và trong lĩnh vực tái tạo năng lượng của một số nước điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin. Đó là các nước trong nhóm có nền kinh tế phát triển nhanh, có một số điểm tương đồng về địa lý và một số điểm trong chính sách điều hành vĩ mô, định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng Low Carbon mà Việt Nam nên tham khảo và rút ra bài học cho riêng mình.

Chương IV bài tiểu luận trình bày về thực trạng thực hiện LCF ở Việt nam, tập trung phân tích tiềm năng thu hút LCF và những rào cản trong việc thực hiện các dự án đầu tư theo cơ chế CDM ở Việt Nam trong thời gian qua.

Chương V bài tiểu luận đưa ra một số khuyến nghị nhằm thu hút LCF ở Việt nam theo cơ chế CDM và hướng đến công nghệ thu và lưu giữ Carbon trong thời gian tới, bài tiểu luận cũng đưa ra những hạn chế của tiểu luận cùng định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA FDI CARBON THẤP (LCF) TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ÍT CARBON Ở NƯỚC CHỦ NHÀ VÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THU HÚT LCF (Trang 76 - 77)